Trước hết chúng ta hãy nhìn lại trước khi Nga can thiệp quân sự vào Syria đang ở trong một tình thế nào sau vụ khủng hoảng Ukraine - Crimea.
Về kinh tế: Đó là bị Mỹ - Phương Tây cấm vận, giá dầu giảm mạnh. Tổng thống Mỹ Obama hứa sẽ "xé nát" nền kinh tế Nga, cô lập hoàn toàn nước Nga khỏi thế giới.
Về quân sự: Từ những năm 1990, trong cuộc chiến Chechen lần thứ nhất, Nga không thể chống lại quân nổi dậy Chechen, và do đó, buộc phải ký kết Hiệp ước Khasirlurt xấu hổ năm 1996. Hậu quả của việc này là sự ly khai thực tế của Chechnya khỏi Nga và đã tạo ra trên lãnh thổ của nguyên mẫu đầu tiên của nhà nước khủng bố IS.
Theo cách tương tự, sau khi Syria sụp đổ, Tổng thống Assad sẽ bị đám đông quân khủng bố hồi giáo "xé nát" như Đại tá Gaddafi thì Mỹ sẽ chuyển lực lượng này đến Nga qua Bắc Kavkaz và Trung Á. Đó là lúc Nga không chỉ bị NATO bao vây mà phải chiến đấu với nhóm khủng bố ngay trên lãnh thổ của mình.
Nếu một cuộc chiến đến với Nga là không tránh khỏi. Và, đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Nếu một cuộc chiến không thể tránh khỏi – hãy đánh đầu tiên".
Ngày 30/9/2015 Nga, thể theo lời mời của chính quyền Assad nước Cộng hòa Ả Rập Syria, đã tấn công phủ đầu vào quân khủng bố hồi giáo tại đây, mở màn cho chiến dịch quân sự của Nga lần đầu tiên ở nước ngoài dưới thời Putin Đại đế Nga.
Tôi đã phân tích rất nhiều về đòn đánh phủ đầu của Nga này trong nhiều bài viết, nhưng đó chỉ ở khía cạnh quân sự thuần túy mà lúc đó không thể hiểu, biết, được nước cờ chiến lược đã được tính toán kỹ từng bước ở điện Kremlin, đó là "nước cờ Thổ Nhĩ Kỳ".
1. Nhận diện
Hơn ai hết, người Nga biết ai là người chơi chính trong liên minh 68 quốc gia do Mỹ chỉ huy đang lấy danh nghĩa tấn công khủng bố tại Syria.
Trong đám liên minh hỗn loạn, đan xen, mâu thuẫn lợi ích này, Nga đã nhận diện được Thổ Nhĩ Kỳ. Các lợi ích chung giữa Nga – Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, trong đó, điểm nhạy cảm nhất là mối quan hệ người Kurd Syria với Thổ Nhĩ Kỳ được tính kỹ.
2. Kích hoạt và chinh phục
Trong đòn tấn công phủ đầu tiếp theo, Nga triệt phá hoàn toàn sự hợp tác buôn lậu dầu của IS với Thổ Nhĩ Kỳ của giới lãnh đạo chính trị cao cấp, bao gồm Tổng thống Erdogan và gia đình, VKS Nga đốt sạch, phá sạch hệ thống "đường ống trên bánh xe" - phương tiện vận chuyển dầu lậu.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung với lực lượng Mỹ khi còn mặn nồng.
Sự việc khiến Tổng thống Erdogan mất bình tĩnh và bị kích động từ Mỹ-NATO nhằm kéo Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga, đã tiến hành phục kích bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga.
TT Putin xử lý như nào trong vụ này? Không có hành động quân sự trả đũa trực tiếp nào hết với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga chỉ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi và đền bù thiệt hại, khiến lực lượng đối lập tại Nga và những nghị sỹ diều hâu đều phê phán chỉ trích Putin "hèn".
Tuy nhiên, mặt khác, chỉ chờ có thế, đám người nổi dậy Turkmen giáp biên Latakia bị không quân Nga dần cho tơi tả, không còn mảnh giáp buộc rút chạy để quân Assad khống chế tuyến biên giới quan trọng này – tuyến biên giới ảnh hưởng lớn đến an ninh căn cứ không quân Nga tại đây.
Có thể nói đây là đòn không kích khủng khiếp nhất với các loại vũ khí nhiệt áp lần đầu tiên được sử dụng khiến không chỉ người Turkmen mà quân nổi dậy các loại hoang mang, lo sợ và hoảng loạn.
Đồng thời Nga thiết lập quy tắc chơi: "Mọi phương tiên bay của Thổ Nhĩ Kỳ đều bị bắn hạ ngay lập tức nếu xâm phạm không phận phía Tây, Bắc Syria".
Nga cấm vận kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với tình thế Syria thay đổi, mâu thuẫn Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng sâu sắc, đặc biệt là xung quanh người Kurd Syria khiến Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bất đồng mạnh mẽ. Erdogan đã nhận ra tình thế trước đối thủ Nga nên đã xin lỗi Nga.
Máy bay ném bom Su-24 Nga bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
3. Đặt chiếc nêm giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ-NATO
Thực tế là để có đươc tình thế này, một mình Nga là không thể tạo ra mà đã có sự sai lầm của Mỹ.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ thân thiện với Nga, Erdogan coi Putin là người bạn thân thiết, khiến Mỹ nhận thấy Tổng thống Erdogan đã rời xa Mỹ nên cần phải thay thế. Và, cuộc đảo chính quân sự 7/2016 đã xảy ra. Nga đã cứu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thoát chết.
Đảo chính quân sự bất thành, kẻ chủ mưu bị Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đích danh và kết quả là hàng ngàn sỹ quan trung cao cấp được Mỹ-NATO đào tạo bị thanh trừng cùng với các quan chức cao cấp khác trong chính quyền.
Ai có âm mưu giết chết Erdogan thì, về nguyên tắc lý trí và tình cảm, Erdogan sẽ không bao giờ tin tưởng, hợp tác với kẻ đó nếu như không muốn nói là căm thù, đợi có ngày rửa hận.
Trong khi đó, "lực lượng mặt đất" tại Syria được Mỹ đào tạo các loại lâu nay đã trở nên vô dụng, buộc Mỹ chọn liên minh với người Kurd, thành lập SDF để tấn công IS nhằm chiếm chỗ đứng chân tại Đông Bắc Syria.
Coi người Kurd là đồng minh, cung cấp vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang người Kurd (YPG) là bên mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là lực lượng khủng bố là nhánh của PKK, chính quyền Mỹ đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng.
Tổng thống Nga Putin.
Quả thật, trong chuyện này người Nga đã khôn và tỉnh táo hơn người Mỹ nhiều lần. Trước người Mỹ, Nga đã cho người Kurd có văn phòng đại diện tại Moscow… nhưng đó chỉ là "quả đấm dứ" nhằm đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ mà không bao giờ làm thật và thật thú vị, miếng mồi người Kurd được người Mỹ "nuốt" rất sâu.
Đương nhiên, khi mối quan hệ Mỹ - YPG hay người Kurd càng khăng khít, thân thiết bao nhiêu thì mối căm thù của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ càng sâu bấy nhiêu. Và, sẽ, đã đến lúc Nga kích hoạt khối mâu thuẫn này.
Như vậy, có thể nói, "nước cờ Thổ Nhĩ Kỳ" đến đây đã không thể đảo ngược, giống như mũi tên đã rời khỏi nỏ, nó chỉ bay đi đến đích…
4. Kết quả
Thổ Nhĩ Kỳ gần như phụ thuộc vào Nga về quân sự và năng lượng (tên lửa S-400; đường ống khí đốt Turk Stream, nhà máy điện hạt nhân…). Nga nối thông Biển Đen với Địa Trung Hải; NATO chỉ là bóng ma của quá khứ, đặc biệt thú vị là chính Thổ Nhĩ Kỳ là người hất cẳng Mỹ ra khỏi Syria.
Nga là người chơi chính tại Trung Đông, là người trung gian hòa giải các xung đột quân sự cho các bên tại Trung Đông… Nói cách khác: "Mọi con đường đều dẫn đến Moscow "… Đây là một kết quả địa chính trị cực kỳ to lớn mà ngay thời Liên Xô lúc mạnh nhất cũng không thể.
Ở góc nhìn chiến lược, việc Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria coi như Mỹ đã trắng tay tại chiến trường Syria và, không chỉ thế, người thất bại cay đắng nhất, đau không thể kêu là Israel. Thất bại này không thể không có "điểm nhấn" nổi bật "dấu vân tay" Thổ Nhĩ Kỳ.