Từ "cú sốc công nghệ", Liên Xô đã trở thành cường quốc hạt nhân nhờ điều gì?

Nhất Huy |

Dưới thời Chiến tranh Lạnh, để giành thế chủ động trước Mỹ, Liên Xô đã tốn không ít chất xám cho các kế hoạch của mình.

Cú sốc công nghệ của Liên Xô

Trong những năm 1959-1989, nhiều nhà nghiên cứu đã đệ trình ý tưởng tới các nhà lãnh đạo cho phép họ xây dựng một mạng máy tính liên kết hàng nghìn máy móc trên khắp lãnh thổ Liên Xô thời bấy giờ.

Năm 1969, Mỹ ra mắt ARPANET- mạng lưới phân phối chuyển mạch đầu tiên trên thế giới, và cũng sẽ là khởi nguồn cho mạng Internet phổ biến về sau. ARPANET cho phép các máy tính ở Nhà Trắng, trung tâm khoa học và các căn cứ quân sự của Mỹ vẫn có thể tiếp tục giao tiếp dù đất nước ở trong tình trạng chiến tranh hạt nhân.

Đây là một cú sốc công nghệ với Liên Xô, và họ cần tìm cách để vượt lên trước Mỹ.

Trong những năm 1959-1989, nhiều nhà nghiên cứu đã đệ trình ý tưởng tới các nhà lãnh đạo cho phép họ xây dựng một mạng máy tính liên kết hàng nghìn máy móc trên khắp lãnh thổ Liên Xô thời bấy giờ.

Từ những vết thương sâu sắc của Thế chiến thứ hai, Liên Xô đã theo đuổi các dự án khổng lồ nhằm phục vụ cho công cuộc biến một quốc gia từ thuộc sở hữu của những người nông dân mù chữ trở thành cường quốc hạt nhân đủ để cạnh tranh với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Nếu thành công, các nhà lãnh đạo Liên Xô kỳ vọng mạng máy tính này sẽ sở hữu những lợi thế đáng gờm so với mạng máy tính lúc bấy giờ của Mỹ. Có thể coi đây là thời kỳ Internet 1.0.

Năm 1956, nhà nghiên cứu quân sự Anatoly Kitov đề xuất một mạng lưới máy tính kết nối nền kinh tế quốc gia với các dự án sản xuất ở khắp nơi, mà điểm đặc biệt là một người dân thường cũng có quyền truy cập được.

Trong phiên bản tham vọng nhất của nó, mạng lưới Internet này sẽ bao trùm hầu hết các vùng lãnh thổ Á-Âu.

Từ cú sốc công nghệ, Liên Xô đã trở thành cường quốc hạt nhân nhờ điều gì? - Ảnh 1.

Anatoly Ivanoivch Kitov- Ảnh: en.kitov-anatoly.ru

Mạng lưới này được xây dựng dựa trên cấu trúc hình kim tự tháp ba cấp: Một trung tâm máy tính duy nhất đặt tại Moscow được kết nối với 200 máy chủ khác đặt tại các thành phố nổi tiếng, và rồi 200 trung tâm này lại kết nối với hàng chục nghìn thiết bị đầu cuối khác đặt tại các cơ sở sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

Một mạng lưới máy tính cho phép người dùng truy cập từ xa, được xây dựng dựa trên các đường dây hạ tầng quốc gia có sẵn.

Kitov cũng đã tự dịch cuốn Cybernetic (Mạng điện tử) - kiệt tác của nhà khoa học Robert Wiener từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Nga, cung cấp một số lượng từ vựng đồ sộ cho ngành hệ thống điều khiển và truyền thông tự quản - làm nền tảng cho các từ vựng của các dự án khoa học quân sự sau này.

Nhưng Kitov sớm rời quân ngũ. Ý tưởng của ông không chết đi, mà được tiếp tục kế thừa bởi một nhà khoa học khác: Viktor Mikhailovich Glushkov.

Glushkov bắt đầu làm việc với OGAS từ đầu những năm 1960. Glushkov đã gọi dự án của mình bằng cái tên đầy tham vọng: "Hệ thống tự động hóa thu thập và xử lý thông tin Kế toán, Kế hoạch và Quản trị toàn nền kinh tế Liên Xô" (còn gọi là OGAS) - nó là tất cả những gì mà nền kinh tế Liên Xô cần lúc bấy giờ.

Những tham vọng như vậy đòi hỏi những con người thông minh, tận tụy sẵn sàng vứt bỏ lối suy nghĩ cũ. Vào những năm 1960, Glushkov quy tụ được một nhóm người như vậy ở Kiev. Ở đó, Gluskov điều hành Viện Điện tử học trong 20 năm bắt đầu từ năm 1962- ông lấp đầy học viện của mình với những nam nữ thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, tuổi đời mới chỉ 25.

Họ đã tận tâm dùng thời gian để phục vụ nhà nước Liên Xô bằng cách phát triển OGAS và các dự án điều khiển học khác, như ảo hóa sổ cái của các dự án sản xuất lúc bấy giờ. Thông tin được thu thập ở mọi nơi: từ lực lượng thành phần lao động tham gia sản xuất đến sản lượng hàng năm.

Từ cú sốc công nghệ, Liên Xô đã trở thành cường quốc hạt nhân nhờ điều gì? - Ảnh 3.

Victor Mikhailovich Glushkov - Ảnh: КПІ

Đến năm 1970, Glushkov đã có đủ thông tin để trình bày lên các cấp cao nhất của chính quyền Liên Xô lúc bấy giờ. Nhưng đến khi trình bày, ông nhận được một kết quả bất ngờ. Bộ trưởng tài chính lúc bấy giờ là Vasily Garbuzov đứng bật dậy và cho biết hoàn toàn phản đối ý tưởng này.

Máy móc nên được đưa vào trong các nông trại, để giúp gà mái "đẻ trứng" cho nhiều - thay vì việc tốn công vô ích vào các dự án liên kết này nọ. Quan trọng nhất là tiền. OGAS cần một chi phí khổng lồ để hoàn thành nó.

Theo ước tính, để hoàn thành mạng máy tính này Liên Xô sẽ phải đầu tư số tiền khoảng 20 tỷ rup- tức 100 tỷ USD ngày nay, và khoảng 300.000 lao động. Con số khổng lồ này không cho phép Liên Xô mạo hiểm vào nó.

Hôm đó, có một số người đứng về phía Glushkov- nhưng cuối cùng không hội tụ được đủ số phiếu để dự án được thông qua.Dự án không bao giờ được thông qua.

Câu chuyện Glushkov cũng nhắc nhở khuấy động chúng ta rằng các thiên tài, các tầm nhìn xa và sự nhạy bén với tình cảnh xã hội một cách đáng kinh ngạc vẫn chưa đủ để làm thay đổi thế giới.

Đáng buồn là các quan chức Liên Xô lúc bấy giờ đã không nhận ra được rằng các dữ liệu được chia sẻ tốt hơn sẽ giúp các quan chức dễ dàng điều hành một nền kinh tế được quản lý chặt chẽ. Những người như Anatoly Kitov, Glushkov đều là những người đi trước thời đại- và họ đã suýt mang lại một nền công nghiệp huy hoàng cho đất nước Liên Xô!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại