Theo trang War Is Boring, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách nới lỏng các quy định về việc sử dụng một số loại mìn sát thương nhất định và quân đội Mỹ có thể sẽ sớm triển khai các loại mìn có thể tự hủy sau một thời gian được thiết lập.
Mìn sát thương là thứ vũ khí có khả năng hoạt động ngay cả khi bị chôn vùi trong thời gian dài. Cho tới nay mìn sát thương đã bị cấm hoặc chấm dứt trang bị tại 164 quốc gia trên thế giới .
Công ước Ottawa năm 1997 là một thỏa thuận quốc tế cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương. Mỹ là một trong 32 quốc gia chưa tham gia vào công ước này.
Quân đội Mỹ được cho là vẫn tiếp tục triển khai mìn sát thương ở Bán đảo Triều Tiên nhằm ứng phó với một cuộc tấn công giả định của Triều Tiên vượt qua khu phi quân sự (DMZ) vào lãnh thổ Hàn Quốc.
Mìn M86 PDM được đặc nhiệm Mỹ sử dụng để ngăn chặn đối phương truy kích trong các hoạt động đặc biệt. Cơ chế kích nổ của mìn bằng các cảm ứng (được phóng ra 20 giây sau khi ném). Mìn có thể tự hủy sau 4 giờ kể từ khi được kích hoạt.
Năm 2014, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Obama đã ra lệnh không sản xuất và nhập khẩu mìn sát thương, còn các loại mìn đang tích trữ trong kho của quân đội không được sử dụng sẽ bị phá hủy.
Vào năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là ông James Mattis tuyên bố rằng việc đình chỉ sử dụng bom mìn bên ngoài bán đảo Triều Tiên đang cản trở các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ và sử dụng mìn sát thương có thể cứu được mạng sống của lính Mỹ.
Theo CNN.com, chính sách mới liên quan tới mìn sát thương của Lầu Năm Góc có thể sẽ chỉ "nới lỏng" cho việc quân đội Mỹ sử dụng các loại mìn sát thương có tính năng tự hủy hoặc tự hủy trong vòng 30 ngày.
Tính năng nói trên được thiết kế nhằm giảm thương vong cho dân thường. Thực tế là hầu hết các trường hợp thương vong dân sự do mìn sát thương thường diễn ra rất lâu sau khi các cuộc xung đột kết thúc.
Lính Mỹ được huấn luyện sử dụng mìn định hướng M18A1 Claymore, lựu đạn và tên lửa chống tăng vác vai AT-4.