Nếu các số liệu là chính xác, luận điệu cho rằng Mỹ vẫn còn bỏ xa Trung Quốc cả thập kỷ là không hợp lý và thời gian để Mỹ “xoay trục” sang châu Á theo các có thể dự đoán trước với ngân sách hiện có là không nhiều.
The Economist tính toán rằng chi tiêu thực tế của Trung Quốc vào năm 2020 là 518 tỷ USD - gấp đôi ước tính của Viện Hòa bình Stokholm (SIPRI).
Năm 2021, Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng 6,8%, sẽ nâng ước tính này lên khoảng 550 tỷ USD. Tức là ngân sách quốc phòng Trung Quốc hằng năm chỉ kém Mỹ 190 tỷ đô la.
Dự đoán và xem xét tầm quan trọng của những thay đổi trong chi tiêu quốc phòng của Mỹ là một trong những trò chơi ưa thích của Washington.
Bất chấp những lời kêu gọi liên tục của các quan chức dân sự và quân sự về việc tăng ngân sách từ 3 đến 5% hàng năm để cạnh tranh với Trung Quốc, chính quyền Trump đã phớt lờ lời khuyên này và cắt giảm ngân sách cho tài khóa 2021.
Do đó, năm nay Lầu Năm Góc đang thực hiện ngân sách quốc phòng 705-740 tỷ đô cho Lầu Năm Góc và phần còn lại chủ yếu dành cho các chương trình hạt nhân. Ngày 28 tháng 5, Chính quyền Biden dự kiến sẽ đề xuất ngân sách năm 2022 có khả năng ít hơn mức tăng lạm phát.
Một bộ phận của Đảng Dân chủ (thường được gọi là những người theo chủ nghĩa cấp tiến) đang thúc đẩy cắt giảm ngân sách quốc phòng 10%. Đây là lý do tại sao tỷ lệ chi tiêu quân sự thấp của Trung Quốc là rất quan trọng đối với Mỹ.
Việc Mỹ vượt qua 10 quốc gia tiếp theo về quốc phòng cộng lại thường xuyên được đưa ra để giải thích tại sao chi tiêu quốc phòng có thể giảm xuống. Mỹ có thể hạn chế chi tiêu quốc phòng và vẫn đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia là lập luận vang lên tại hội trường của cơ quan quản lý ngân sách chính phủ Mỹ và các ủy ban tài chính.
Theo thuật ngữ phổ biến, trường hợp được đặt ra là Mỹ có thể mua nhiều bơ sữa hơn và ít súng hơn mà vẫn an toàn.
Những người ưu tiên an ninh quốc gia thường phản đối điều này với lập luận có phần mỏng manh rằng phải chi tiêu nhiều hơn vì Mỹ có nhiều lợi ích hơn bất kỳ ai khác ở nhiều nơi hơn, trên khắp thế giới.
Điều gì sẽ xảy ra nếu những lập luận này và các giả định cơ bản của cả hai bên đều bị nhầm lẫn? Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không chi tiêu nhiều hơn và đang đạt được ít giá trị hơn so với đối thủ?
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), sau khi tính toán lại, đã điều chỉnh chi tiêu quốc phòng "chính thức" của Trung Quốc từ 184 tỷ USD lên 252 tỷ USD.
Sau đó, trong tháng này, Economist đã công bố một phân tích dựa trên một phương pháp luận sức mua quốc phòng ngang giá (PPP) do một giáo sư người Úc phát triển, tương tự như các thuật toán khác được sử dụng để so sánh GDP của các quốc gia.
Các tính toán PPP được thực hiện để cố gắng so sánh giữa giá cả và giá trị mà người ta nhận được từ chi tiêu trong các nền kinh tế khác nhau. Ví dụ, các tân binh Mỹ tốn kém gấp 16 lần so với tân binh ở Trung Quốc.
Sau khi củng cố nền sản xuất toàn cầu, không có gì ngạc nhiên khi việc đóng những thứ như tàu chiến và tên lửa ở Trung Quốc sẽ rẻ hơn. Và đó là lý do Hải quân Trung Quốc hiện là lực lượng hải quân lớn nhất trên thế giới.