Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông!

DK |

Ông Yossi Cohen, lãnh đạo cơ quan tình báo "khét tiếng" Mossad của Israel đã đưa ra một tuyên bố "sốc" trong cuộc gặp những người đồng cấp Ai Cập, UAE và Arab Saudi.

Đối với Israel, Thổ Nhĩ Kỳ nguy hiểm hơn nhiều so với Iran!

"Mossad cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là mối đe dọa lớn hơn so với Iran" là tiêu đề bài viết được đăng tải trên tờ The Times của Roger Boyes hôm 18/8.

Bài viết nói trên căn cứ vào nhận xét của Yossi Cohen, người đứng đầu Mossad - cơ quan tình báo "khét tiếng" của Israel khi trao đổi với những người đồng cấp Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Arab Saudi.

Nhà phân tích Boyes giải thích quan điểm của ông Cohen là: "Không phải Iran đã không còn là một mối đe dọa mà có thể kiềm chế họ thông qua trừng phạt, cấm vận, chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập kích bí mật.

Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp Trung Đông - với việc chấp nhận các rủi ro được tính toán một cách cẩu thả đặt ra một thách thức mới đối với ổn định chiến lược ở đông Địa Trung Hải ".

Điểm nhấn trong bài báo là khẳng định rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không còn là thế lực có thể giữ cho "mối quan hệ" giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ "ổn định".

Ông Boyd nhấn mạnh rằng dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ trở nên "ham chinh chiến""việc liên tục tìm kiếm "kẻ địch" và những "con dê tế thần" đang làm "cạn kiệt" những thế lực hậu thuẫn và tiếng nói của Ankara trở nên vô nghĩa trong khu vực".

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 1.

Bài viết của tác giả Roger Boyes trên tờ The Times - Ảnh minh họa Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và người đứng đầu Mossad Yossi Cohen (phải).

Có lẽ sau nỗ lực điên cuồng để kiểm soát đông Địa Trung Hải và Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đã có kẻ địch ở mọi "ngóc ngách" của khu vực.

Ankara chỉ nhận được sự ủng hộ từ Qatar, Azerbaijan và Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNA) tại Tripoli, Libya , một thực thể ủy quyền của Liên Hiệp Quốc đã "hết hạn" vào tháng 12/2017.

Ngược lại, đối thủ của họ - Hy Lạp đã nhận được sự ủng hộ vững chắc từ Quốc hội Libya (Chính phủ Tobruk ở miền đông Libya với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) là nhánh vũ trang), Pháp, EU, Mỹ, Israel, Cyprus (Đảo Síp), Arab Saudi, UAE, Armenia, và một số quốc gia khác.

Với việc Mossad xác định Thổ Nhĩ Kỳ nguy hiểm hơn Iran, điều này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện địa chính trị của khu vực vì EU và Mỹ có thể sẽ tiến hành can thiệp nếu Israel, quốc gia được phương Tây coi là một "lực lượng duy trì ổn định", bị đe dọa.

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở thành mối đe dọa đối với Israel ở khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Bắc Phi?

Sau Dải Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu "nhúng tay" vào chiến sự Yemen?

Việc Israel tỏ ra lo lắng về điều mà họ gọi là "sự mở rộng xâm lấn của Thổ Nhĩ Kỳ" ở Trung Đông rõ ràng không phải là vô căn cứ.

Ankara đã thiết lập sự hiện diện quân sự và gây ảnh hưởng ở Syria, Iraq, Dải Gaza, Đông Jerusalem, Somalia, Sudan và Libya và gân đây là "sự quan tâm" ngày càng tăng đối với Yemen.

Vào tháng 6/2020, trang Intelligence Online (IO) của Pháp đưa tin Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) đã thiết lập quan hệ với al-Islah, một lực lượng chính trị - quân sự có "gốc gác" từ lực lượng dân quân liên kết với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo

Mặc dù được coi là một lực lượng ủy nhiệm của Arab Saudi trong Liên minh can thiệp quân sự đối đầu với Houthi trong nhiều năm qua, al-Islah không hề ngần ngại trong việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 3.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu để mắt tới al-Islah, một chi nhánh của Huynh đệ Hồi giáo ở Yemen và là 1 trong 4 thế lực quân sự - chính trị ở quốc gia đang chìm trong nội chiến này.

Cũng theo IO, phương thức chính để MIT tăng cường lợi ích của Ankara là thông qua IHH, một tổ chức "cứu trợ và nhân đạo" của Thổ Nhĩ Kỳ đang gửi hàng viện trợ đến Yemen.

Đáng chú ý về tổ chức này "sự cố" vào năm 2010 khi Mavi Marmara, một tàu chở hàng viện trợ nhân đạo của IHH tiếp cận Dải Gaza trước khi bị biệt kích thuộc Hải quân Israel tấn công dẫn đến cái chết của 10 "nhà hoạt động ủng hộ Palestine" người Thổ Nhĩ Kỳ.

Israel đồng ý bồi thường cho gia đình các nạn nhân số tiền 21 triệu USD và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chính thức xin lỗi Recep Tayyip Erdogan, người khi đó là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.

Bằng cử chỉ nói trên, Tel Aviv đã hy vọng rằng sẽ khôi phục quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra.

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 4.

Một số hình ảnh về vụ biệt kích Hải quân Israel tấn công tàu chở hàng cứu trợ Mavi Marmara của IHH năm 2010.

Cuộc chiến "không tiếng súng" giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ ra?

Trong một thập kỷ vừa qua, ông Erdogan đã củng cố quyền lực trong nước và khi người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng "hy vọng và ước mơ" gia nhập EU đang "tan thành mây khói", ông dần xa rời Israel và khiến Tel Aviv quen dần với các chỉ trích về vấn đề người Palestine.

Điều họ lo ngại là việc Thổ Nhĩ Kỳ áp sát al-Qassam, cánh vũ trang của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Theo Shin Bet, cơ quan an ninh nội địa của Israel, Salah al-Aruri, một chỉ huy cao cấp nhất của Hamas đã "định cư" tại Thổ Nhĩ Kỳ và đang tiến hành di chuyển như con thoi giữa giữa Beirut của Lebanon và Istanbul được cho là đã lên kế hoạch tấn công các mục tiêu của Israel.

Cảnh sát Israel và Shin Bet cũng đang theo dõi chặt chẽ hoạt động đang gia tăng của Tikam, cơ quan viện trợ chính thức của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Jerusalem.

Các nhà chức trách Israel tuyên bố rằng dưới chiêu bài hoạt động văn hóa và nhân đạo, Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy tư tưởng Huynh đệ Hồi giáo, cũng như việc khôi phục "những ngày huy hoàng" của Đế chế Ottoman, vốn cai trị Palestine trong nhiều thế kỷ cho đến Thế chiến thứ nhất.

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 5.

Các tay súng al-Qassam, cánh vũ trang của Hamas tại Dải Gaza.

Ở Iraq và ở một cường độ nhỏ hơn là Syria, tình báo Israel đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ, NATO và Jordan để hỗ trợ người Kurd chống lại nhóm khủng bố IS, đây được cho là việc mở rộng sự hợp tác bí mật và lâu đời giữa Israel và người Kurd ở Iraq trong những năm 1960 và 1970.

Người Kurd phù hợp với khái niệm chiến lược của Israel được gọi là "liên minh ngoại vi", nhằm tìm ra các đồng minh giữa Tel Aviv và các dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng tôn giáo thiểu số ở các quốc gia Arab - Hồi giáo ở Trung Đông.

Nhưng vấn đề "đau đầu" nhất của Israel hiện nay là ở Libya. Quốc gia vẫn đang chìm trong nội chiến này được Israel quan tâm vì 3 lý do:

Đầu tiên, vị trí chiến lược của quốc gia này ở Địa Trung Hải với biên giới giáp Ai Cập, quốc gia đã từ kẻ địch của Israel trở thành đối tác chiến lược trong khu vực.

Thứ hai, sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ năm 2011, vũ khí từ các kho bị cướp phá ở Libya đã được chuyển đến bán đảo Sinai để đến tay Hamas.

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 7.

Vũ khí đạn dược cướp được từ các kho tại Libya đã trở thành nguồn cung cho xung đột ở Syria, Bán đảo Sinai Ai Cập và Dải Gaza.

Cuối cùng đó là một "ly cocktail" giữa các động cơ về chiến lược và kinh tế. Khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn một vị thế gần như đối địch với Israel, một "mặt trận" mới đã xuất hiện trong khu vực theo câu châm ngôn "kẻ thù của kẻ thù là bạn".

Tel Aviv xích lại gần Cyprus và Hy Lạp thông qua EastMed, một dự án đường ống dẫn khí đốt từ các mỏ ở Địa Trung Hải của Israel và Cyprus đến Hy Lạp và sau đó đến phần còn lại của châu Âu.

Chiến sự ở miền tây Libya đảo chiều vào mùa hè năm 2020 đã khiến Tel Aviv lo lắng. Nó thể hiện bằng việc người Do Thái đã tìm đến chỉ huy LNA, Tướng Khalifa Haftar thông qua sự giúp đỡ của tình báo Ai Cập, quốc gia vốn cũng có những "lợi ích to lớn" ở Libya.

Các quan chức Mossad đã gặp Tướng Haftar và các chỉ huy dưới quyền nhiều lần và một số nguồn tin cho rằng được tạo điều kiện bởi UAE, quốc gia cũng đang hỗ trợ LNA, các chuyến hàng vũ khí của Israel đã được gửi đến các tay súng ở miền đông Libya.

Dù một cuộc đối đầu đang âm thầm diễn ra giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra theo cách nào, Tel Aviv có thể sẽ không lựa chọn đối địch trực tiếp với Ankara.

Vào tháng 12/2019, Ngoại trưởng Israel lúc đó là Israel Katz bình luân rằng việc Israel phản đối sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya, "điều đó không có nghĩa là chúng tôi gửi chiến hạm đến đối đầu với người Thổ".

Trùm tình báo Israel: Quên Iran đi, đây mới là kẻ thù nguy hiểm của Tel Aviv ở Trung Đông! - Ảnh 9.

Vũ khí Israel đã tới tay lực lượng LNA ở Libya?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại