Nga có thể đã dung thứ cho các cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya nhưng Nga có thể sẽ ít khoan nhượng hơn với những hành động của Ankara ngay tại sân sau của mình.
Theo Strategist, các phân tích gần đây về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Ankara được cho là đang dần rời xa các đối tác NATO và hướng tới Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như đang theo đuổi chiến lược cân bằng giữa phương Tây và Moscow nhưng hành động cân bằng này có khả năng thất bại, khiến Thổ Nhĩ Kỳ không có bạn bè cũng chẳng có đồng minh.
Đáp lại, châu Âu và Mỹ lại cho rằng cần duy trì trạng thái cân bằng bằng cách kiềm chế một Thổ Nhĩ Kỳ ngoan cố và ngày càng quyết đoán theo khuôn khổ NATO và ngoài quỹ đạo của Moscow.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trở thành thành viên NATO vẫn là một mục tiêu quan trọng đối với cả Brussels và Washington, bất chấp thái độ ngang ngược của Ankara với các đối tác NATO cũng như chủ nghĩa phiêu lưu quân sự gây bất ổn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Iraq, Libya, đông Địa Trung Hải và Nagorno-Karabakh.
Nga có thể đã dung thứ cho các cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya nhưng Nga có thể sẽ ít khoan nhượng hơn với những hành động của Ankara ngay tại sân sau của mình.
Việc Brussels và Washington sẵn sàng nhượng bộ để Ankara gia nhập NATO đã được thể hiện rõ trong hai gói trừng phạt được công bố vào đầu tháng 12. Cả hai gói đều ngừng triển khai trong khi trước đây cả Mỹ và EU đều nặng lời đe dọa trừng phạt.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ không nhất thiết phải coi tương lai của mình phụ thuộc vào việc chọn giữa phương Tây và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời ông Erdogan đang ngày càng theo đuổi chính sách đối ngoại nhằm đạt được hai mục tiêu: Thách thức hiện trạng và xây dựng vai trò lãnh đạo toàn cầu, đồng thời nâng cao tính hợp pháp của chính quyền hiện tại.
Ankara có thể đưa ra nhiều thách thức chiến lược quan trọng đối với Moscow hơn là đối với phương Tây. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có mâu thuẫn với Hy Lạp và các đối tác NATO khác ở phía đông Địa Trung Hải, họ cũng đang theo đuổi một chiến lược can dự có chủ ý với các quốc gia trên vùng ven Biển Đen, Caucasus và Trung Á.
Chiến lược này sẽ mang đến cho nước này một phạm vi ảnh hưởng mới và các quan hệ đối tác chiến lược độc lập với các "đồng minh NATO" truyền thống của mình, đồng thời làm tăng triển vọng đối đầu với Nga qua việc xâm phạm vào các vùng ảnh hưởng và kiểm soát truyền thống của Moscow.
Biểu hiện rõ ràng nhất của chiến lược này là vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh. Azerbaijan vốn đã là một nhân tố quan trọng trong kế hoạch của Ankara nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và vào giữa năm 2020 Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho khách hàng tiêu dùng trong nước.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã tận dụng cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia để củng cố quan hệ đồng minh đang phát triển của mình với Azerbaijan, đồng thời "nhắm đến sân sau của Nga". Quan trọng hơn, Ankara đã nhìn thấy cơ hội do Nga bỏ trống với vai trò là bá chủ khu vực đồng thời khai thác sự chậm trễ của Moscow để nâng cao vị thế của mình như một người chơi chính ở Kavkaz.
Ankara cũng có vẻ đang làm sống lại ý tưởng về sự đoàn kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều nước để xây dựng một liên minh trên khắp Trung Á và Caucasus. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên sáng lập của Hội đồng hợp tác các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 2009 với mục tiêu chính là làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa Ankara và các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Liên Xô cũ.
Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang theo đuổi chương trình hợp tác quốc phòng với hai quốc gia Trung Á lớn nhất là Kazakhstan và Uzbekistan, thách thức trực tiếp đối với Nga. Kazakhstan đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm công nghiệp quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo, tập trận chung, hệ thống thông tin và phòng thủ mạng, cũng như đào tạo quân sự và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự.
Uzbekistan cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 10, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Những sáng kiến này được tiến hành bất chấp làm ảnh hưởng tới lợi ích của Nga vì các sáng kiến nhắm đến các quốc gia thuộc quỹ đạo của Moscow. Điều này cho thấy Ankara đang hướng tới một lộ trình có va chạm với Moscow.
Trong khi Nga có thể đã dung thứ cho các cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya thì Nga có thể sẽ ít khoan nhượng hơn với những hành động của Ankara ngay tại sân sau của mình.