Các bệnh ung thư liên quan tới vùng cổ phổ biến nhất bao gồm: ung thư tuyến giáp, ung thư thanh quản, ung thư tuyến nước bọt, ung thư hạch… Tuy nhiên, những bất thường ở cổ còn có thể cảnh báo rất nhiều loại bệnh ung thư khác trên khắp cơ thể.
Sau đây là 3 thay đổi ở cổ chúng ta có thể dễ dàng quan sát hoặc sờ nắn thấy nhưng lại rất có thể là dấu hiệu ung thư. Nếu có, hãy đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời nhé:
1. Màu sắc da cổ thay đổi
Màu sắc cơ thể của chúng ta là đồng nhất và không có khả năng có màu da không nhất quán. Nếu một ngày nào đó bạn thấy màu da ở cổ thay đổi một cách rõ rệt mà không rõ nguyên nhân thì nên cẩn trọng với bệnh ung thư. Bởi ở người bệnh ung thư, sự thay đổi màu da có thể do sự phát triển của khối u hoặc tác động của các khối u tại các cơ quan có chức năng bài tiết, thải độc.
Nếu vùng da ở cổ đột nhiên ngày càng sậm màu hơn, chuyển đen hoặc nâu sẫm thì các tế bào ung thư có thể đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn nặng, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc, đặc biệt là vùng da cổ. Phổ biến nhất là bệnh ung thư gan, ung thư thận, ung thư tụy, ung thư dạ dày... Ngoài ra, bệnh gai đen hay chúng ta thường gọi là “cổ đen” cũng khiến da cổ có màu bất thường. Nó thường xảy ra ở các bệnh nhân béo phì hoặc tiểu đường.
Hoặc bản thân các khối u vùng cổ như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp tác động đến sắc tố da như 1 triệu chứng, dù không quá phổ biến. Da cổ có các mảng xanh đậm, xanh đen hoặc đen bất thường thì hay xuất hiện ở người bị ung thư da (ung thư hắc tố).
2. Xuất hiện mụn lạ ở cổ
Khi bạn phát hiện có mụn dưới cổ thì nên chú ý đến nó nhiều hơn và tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế. Bởi nó có thể là dấu hiệu của sự xuất hiện các tế bào ung thư.
Nếu các mụn này có màu đỏ, kích thước lớn hơn mụn trứng cá kèm theo cảm giác ngứa hoặc đau thì tuyệt đối đừng tự nặn và luôn cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu mụn có mủ hoặc chảy nước màu vàng kèm cảm giác khó nuốt, cứng cổ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Mụn ở cổ cũng có thể là do ung thư gan hoặc mật, tuyến tụy gây ảnh hưởng. Đặc điểm là thường chỉ xuất hiện một hoặc một vài nốt mụn, to bằng đầu ngón tay, màu sắc của mụn vàng hoặc đỏ, trong mụn mủ có mủ và kèm theo triệu chứng ngứa nhưng không đau.
3. Cổ có cục rắn, sưng hạch
Đây là triệu chứng rõ ràng của hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến cổ, thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Theo số liệu thống kê lâm sàng, có đến 60 - 90% bệnh nhân mắc ung thư vùng cổ có dấu hiệu nổi hạch ở cổ.
Thông thường, sẽ kết hợp với các triệu chứng khác như ù tai, đau tai, giảm thính lực, nghẹt mũi kéo dài, chảy máu mũi, bất thường ở mắt như giảm thị lực, lồi mắt, lác mắt, sụp mí... Hầu hết các cục u này sẽ đau, nhưng có 1 số bệnh như ung thư tuyến nước bọt hay khối u tuyến giáp, ung thư hạch bạch huyết giai đoạn đầu thậm chí sẽ không đau khi chạm vào.
Hạch bạch huyết phân bố ở khắp nơi trên cơ thể, chúng sẽ nổ rõ hoặc sưng lên khi cơ thể cần chống lại bệnh tật, nhất là ung thư. Phần hạch ở cổ sẽ an toàn khi chúng nhỏ hơn 1cm, khi dùng tay sờ vào bạn thấy phần hạch đó di động tốt, không bị dính với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau và mật độ mềm vừa phải không quá cứng.
Ngược lại, nếu bạn thấy phần hạch có kích thước lớn hơn 1cm, khi sờ vào sẽ thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng nhắc thì nên cẩn trọng. Tốt nhất là đi thăm khám sớm vì đó có thể là một số biểu hiện của giai đoạn tiền ung thư hoặc là dấu hiệu ung thư hạch cổ.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Kknews