Chú Vương sống tại Thượng Hải, Trung Quốc, năm nay đã 78 tuổi. Từ sau 60 tuổi, lông mày của chú mọc dài gây mất thẩm mỹ khiến chú chỉ muốn dùng kéo cắt đi. Con trai chú Vương thấy vậy vội khuyên can: "Người ta nói người có lông mày dài là mệnh trường thọ, người khác muốn có còn không được sao cha lại cắt đi".
Nghe vậy, chú Vương vui mừng khôn xiết, không những từ bỏ ý định cắt gọn đi mà còn đặc biệt chăm sóc lông mày hơn nữa. Tuy nhiên, trong một lần đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ đã hoàn toàn lắc đầu phủ nhận luận điều này.
Vậy chuyện người có lông mày dài sống lâu hơn thực hư ra sao?
1. Lông mày dài là dấu hiệu trường thọ?
Người ta thường truyền tai nhau rằng, sau tuổi trung niên, những người có lông mày dài hơn sẽ gặp nhiều may mắn và sống lâu hơn. Câu nói này thực sự có cơ sở khoa học nào không?
Trên thực tế, hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh lông mày có liên quan đến tuổi thọ. Độ dài của lông mày có liên quan đến chu kỳ phát triển của cơ thể. Khi con người già đi, quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại và tốc độ thay mới lông mày cũng giảm dần, khiến lông mày mọc dài hơn. Điều này không có nghĩa là sẽ trường thọ.
Để tìm hiểu mối liên hệ giữa lông mày và tuổi thọ, các nhà nghiên cứu từng tiến hành khảo sát trên 600 đối tượng người cao tuổi (256 người cao tuổi từ độ tuổi 60-69, 344 người cao tuổi từ 90-109 tuổi). Kết quả cho thấy: 72,7% thuộc nhóm sống lâu không ai có lông mày dài, chỉ có 5 trong số 15 người trên 100 tuổi có lông mày dài, điều này đủ cho thấy độ dài của lông mày không liên quan gì đến tuổi thọ.
Những lý do chính khiến lông mày dài ra như sau
1. Ảnh hưởng của lão hóa
Việc lông mày mọc dài chủ yếu là do chức năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm, tức là lông mày dài ra do lão hóa. Những người bận rộn trong thời gian dài không có thời gian chăm sóc bản thân sẽ khiến cơ thể lão hoá nhanh hơn và ít khả năng tái tạo tế bào mới. Để hạn chế lông mày dài ra khi về già, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
2. Mức độ hormone
Sự phát triển của lông mày có liên quan đến mức độ hormone như androgen. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người sống lâu có nồng độ androgen tương đối thấp hơn do đó có lông mày ngắn hơn.
3. Yếu tố di truyền
Độ dài và hình dạng của lông mày có liên quan đến gen di truyền, có người sinh ra đã có lông mày ngắn, cũng có người sinh ra đã có lông mày dài sẵn.
4. Thói quen sinh hoạt xấu
Chế độ ăn uống không cân bằng, thức khuya và các thói quen sinh hoạt không tốt khác có thể dẫn đến mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của lông mày.
Lông mày nói gì về tình trạng sức khoẻ
Lông mày là một phần quan trọng tạo nên nét hài hoà cho khuôn mặt. Tuy không phải dấu hiệu trường thọ nhưng lông mày cũng được coi là thước đo sức khỏe. Chúng ta có thể nhận biết được một số bệnh trên cơ thể bằng cách quan sát phần lông mày.
Chức năng sinh lý của lông mày là bảo vệ mắt. Lông mày nằm ở vị trí phía trên mắt nên nó chính là hàng rào bảo vệ đôi mắt. Khi mặt tiếp xúc với mưa hoặc mồ hôi, lông mày có thể chắn giọt nước mưa và mồ hôi chảy vào mắt, từ đó bảo vệ vùng mắt.
Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra, đôi khi sức khỏe của cơ thể có thể được đánh giá qua trạng thái của lông mày, đặc biệt là sau 40 tuổi, cần nghiêm túc xem xét những hiện tượng sau đây:
1. Rụng lông mày
Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp có thể bị mất một phần lông mày bên ngoài do suy giáp. Nhiều bệnh nhân bị rụng tóc từng vùng cũng bị rụng lông mày.
2. Chân mày chuyển sang màu trắng
Nếu chân mày chuyển sang màu trắng, bạn nên cảnh giác với bệnh bạch biến và tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
3. Lông mày vàng và khô
Lông mày vàng và khô có thể là triệu chứng của phổi khí không đủ, hoặc có thể do kinh nguyệt không đều hoặc một số bệnh thần kinh ở phụ nữ.
4. Lông mày quá dày và đậm
Lông mày của phụ nữ nhìn chung không đặc biệt dày, nếu đen quá mức thì nên cảnh giác với chức năng vỏ thượng thận và tốt nhất nên đi kiểm tra kịp thời.
Sau khi bước vào thời kỳ lão hóa, cơ thể cần được cung cấp 4 điều sau
"Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật của cuộc sống và ai cũng phải trải qua, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trì hoãn để quá trình lão hoá đến chậm hơn.
Khi bước vào thời kỳ lão hóa, cơ thể sẽ có một số triệu chứng để nhắc nhở chúng ta như: thiếu canxi, suy nhược, giảm trí nhớ, lão hóa mạch máu, rụng tóc thực chất là dấu hiệu của sự lão hóa. Vậy chúng ta nên giải quyết thế nào khi lão hóa đến?
Đầu tiên, hãy đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng và ăn nhiều rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,..
Thứ hai là duy trì thói quen tập luyện. Luyện tập phù hợp có thể cải thiện chức năng tim phổi, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp trì hoãn lão hóa;
Thứ ba là đảm bảo ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng;
Thứ tư là phải có thái độ tích cực, điều chỉnh tâm trạng. Thái độ lạc quan và tích cực sẽ giúp trì hoãn sự lão hóa.