Kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về da liễu Journal of Dermatology của Anh cho thấy trong vòng 1 năm đầu đời, trẻ sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch sau này, đặc biệt là nguy cơ mắc chàm da cao hơn 40%.
Để lý giải cho việc này, Tiến sĩ Teresa Tsakok, thành viên nhóm nghiên cứu hiện đang công tác tại bệnh viện St Thomas, London, Anh cho biết: "Rất có thể các loại kháng sinh phổ rộng đã làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trưởng thành theo một cách nào đó, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng sau này ở trẻ".
Nghiên cứu này dựa trên hàng loạt nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa việc trẻ tiếp xúc trước và sau sinh với kháng sinh và nguy cơ bệnh eczema sau này. Theo đó, những trẻ bị chàm da có nhiều khả năng đã được điều trị bằng kháng sinh trong năm đầu tiên sau khi chào đời.
Ảnh minh họa
Các tác giả đến từ London, Nottingham và Aberdeen kết luận rằng: "Nhìn chung, chúng tôi đã tìm ra mối liên hệ giữa việc trẻ uống thuốc kháng sinh sau sinh và nguy cơ về tình trạng da của bé sau đó. Nguy cơ mắc chàm da tăng thêm 7% sau mỗi lần bổ sung kháng sinh trong vòng 1 năm đầu đời của trẻ."
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy những bà mẹ khi đang mang thai mà dùng kháng sinh cũng gây ra nguy cơ tương tự cho em bé trong bụng.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng có trường hợp những trẻ bị mắc chàm da eczema khi điều trị bằng kháng sinh đã dung nạp lượng thuốc cao hơn so với quy định. Theo Hiệp hội Da liễu Anh (BAD), cứ 5 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ bị mắc chàm da eczema, con số này với người lớn là 12 người.
Các vết chàm thường xuất hiện ở khu vực mặt, tay và chân của trẻ
Tình trạng này gây ra chứng lở loét, ngứa ngáy đang ngày càng trở nên phổ biến, mặc dù phần lớn đều có thể qua khỏi. Các nhà khoa học từ lâu đã suy đoán rằng chàm da có thể bị kích thích bởi dị ứng hoặc phản ứng với các thuốc thông thường bao gồm vắc - xin, thuốc kháng sinh và paracetamol.
Ảnh minh họa
Bà Nina Goad, phát ngôn viên của BAD cho biết: "Các bệnh dị ứng bao gồm chàm bội nhiễm đã tăng lên trong nhiều thập kỷ qua - đặc biệt đối với trẻ em ở các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh này không được tìm hiểu đầy đủ .
Các nhà nghiên cứu không khuyến khích cha mẹ sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ trừ khi có ý kiến của bác sĩ. Nghiên cứu này phần nào đưa ra thêm 1 nguyên nhân gây bệnh chàm da có thể tránh được cho trẻ."
Chàm da – Nguy cơ trẻ mắc bệnh giảm 54% khi được bú mẹ hoàn toàn
Mới đây, nằm trong khối chương trình hỗ trợ những bà mẹ mới sinh và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, 1 nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (Journal of the American Medical Association Pediatrics) khiến nhiều bà mẹ trên thế giới thêm vững tin vào lựa chọn của mình.
Theo nghiên cứu này, việc kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt trong 6 tháng đầu đời sẽ có tác dụng làm giảm 54% nguy cơ mắc căn bệnh chàm - eczema ở trẻ nhỏ.
Nguy cơ trẻ mắc bệnh chàm da sẽ giảm 54% khi được bú mẹ hoàn toàn
Tiến sĩ Amy Brown, chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại Đại học Swansea, Mỹ cho biết: "Đây là một nghiên cứu khá hữu ích, cung cấp thêm thông tin cho các bậc cha mẹ về cách mà trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong những tháng đầu đời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
Điều đặc biệt thú vị là nghiên cứu này xem xét sức khoẻ của trẻ ở tuổi vị thành niên, có nghĩa là việc cho con bú bảo vệ trẻ lâu dài về sau, chứ không chỉ đơn giản là giai đoạn được bú mẹ".
Có khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chàm da. Bệnh này thường bắt đầu khi trẻ mới sinh, với 65% số trẻ xuất hiện các triệu chứng trong 1 năm đầu đời và 90% phát triển bệnh trước 5 tuổi.
Chính vì việc việc giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có hiệu quả hơn trong việc đẩy lùi căn bệnh ngoài da này.
*Theo Telegraph/ Theguardian
Xem thêm:
8 thực phẩm tốt nhất giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho trẻ em.