Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong đời người phụ nữ. Đó là niềm hạnh phúc vỡ òa khi một thiên thần nhỏ chào đời. Tuy nhiên quá trình mang thai cũng đem đến cho các bà mẹ một số vấn đề sức khỏe nhất định.
Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tăng cân, vòng eo nở rộng, ốm nghén... là những ảnh hưởng thường gặp trong thai kì nhưng tùy theo các thể trạng khác nhau.
Ngoài ra, có một thay đổi đáng chú ý khác chính là ở trên da. Da xung quanh vùng bụng của phụ nữ mang thai căng rộng theo sự lớn dần của em bé đang phát triển bên trong. Điều này có thể dẫn đến chứng khô da, ngứa và phát ban. Một số trường hợp còn có những thay đổi ở màu da.
Nguyên nhân xuất hiện các đốm thâm nám
Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều phụ nữ gặp phải những vết đen sạm trên mặt và trên cơ thể. Tình trạng này được gọi là nám da hay đốm nám.
Những mảng da sạm màu này còn được biết đến là "mặt nạ thai kì". Đó là do các sắc tố bị rối loạn thường tập trung xung quanh trán, mũi và xương má và có hình dạng như mặt nạ.
Ảnh minh họa
Các sắc tố bị biến sắc này cũng xuất hiện ở phần dưới cánh tay, cằm, vú và vùng da trên bộ phận sinh dục. Điều này được lí giải là do cơ thể của phụ nữ mang thai tiết ra melanin (hắc sắc tố) nhiều hơn trong giai đoạn này.
Một số phụ nữ nhận thấy da có nhiều sắc tố sậm màu hơn người khác khi họ dưới ánh nắng mặt trời. Da sẽ tạo ra nhiều melanin hơn để giảm các tổn hại do tia nắng gây ra. Tình trạng này chỉ là tạm thời và có thể giảm dần sau khi sinh.
Cách điều trị thâm nám da trong thai kì
- Mặc dù chỉ là tình trạng rối loạn sắc tố tạm thời nhưng việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng số lượng các đốm nám. Vì vậy, tốt hơn hết các bà bầu hãy mang theo ô dù và sử dụng thật nhiều kem chống nắng khi ra ngoài trời.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng mạnh. Da của phụ nữ rất nhạy cảm trong giai đoạn mang thai. Do đó, các bà bầu nên hạn chế để da bị kích ứng bởi các hóa chất. Có một dòng sản phẩm hiệu quả được thiết kế dành cho các bà mẹ bị nám nhẹ.
Thực phẩm giúp điều tiết sắc tố da trong thời kỳ mang thai
1) Dầu hạt quả nho
- Dầu hạt nho rất tốt cho việc điều trị những vết thâm nám. Nó giàu chất proanthocyanidins, hiệu quả trong việc làm giảm tiết ra melanin giúp ngăn ngừa các đốm thâm.
Các bà mẹ có thể trộn một vài giọt dầu hạt nho cùng với dầu dừa và đắp hỗn hợp lên vùng da bị thâm nám - 2 lần/ngày.
2) Nước ép lựu
Nước ép quả lựu tươi chứa axit ellagic, chất làm sáng các vết thâm nám. Bỏ vỏ lựu tươi và cho hạt vào máy xay. Lọc lấy nước uống. Massage vùng da bị thâm nám cùng với nước ép lựu thường xuyên sẽ giúp các bà bầu cải thiện tình trạng này!
Ảnh minh họa
3) Gel lô hội
Da của phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường khô hơn. Lô hội (nha đam) là một phương thuốc hoàn hảo cho cả tình trạng da khô và thâm nám. Nó cũng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Chiết xuất gel từ lá lô hội tươi và xoa nó lên vùng bị ảnh hưởng. 15 phút sau hãy rửa sạch.
4) Bột gỗ đàn hương
Bột gỗ đàn hương có tác dụng làm mát cũng như tẩy trắng, giảm kích ứng da vì nó rất dịu nhẹ.
Hãy trộn 1 thìa cà phê bột gỗ đàn hương cùng 2 thìa cà phê nước. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị nám và rửa sau 15 phút.
5) Sữa hạnh nhân
Hạnh nhân có nhiều chất đạm và Vitamin E, giúp làm sáng cũng như nuôi dưỡng làn da, hạn chế tình trạng khô da. Ngâm một nắm quả hạnh nhân qua đêm. Bỏ vỏ và cho chúng vào máy xay cùng với chút nước. Lọc lấy nước cốt và đắp lên vùng da bị ảnh hưởng.
*Theo Boldsky