Trải qua đủ 5 giai đoạn này, bạn sẽ biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để chia tay

CÔ CHANG |

Nếu chia tay có thể giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ không lành mạnh thì đó là điều phải làm.

Chúng ta thường thấy trên mạng xã hội đưa tin một cô gái đã đầu tư hơn chục năm thanh xuân cho một người con trai không xứng. Thực tế, trên đời này không có đàn ông nào sinh ra đã là những kẻ tồi tệ cả. Tình cảm là một phương diện rất phức tạp. Nhiều người rõ ràng đang ở trong một mối quan hệ không mấy tốt đẹp nhưng lại sợ chia tay; một số vì không mặn mà với đối phương nhưng lại cảm thấy cuộc sống chung rất thân thuộc, thoải mái, tiện lợi; một số lại sợ sau khi chia tay sẽ cô đơn. Vì vậy, rất nhiều mối quan hệ kém chất lượng vẫn tiếp diễn. Nhưng tất nhiên, suy nghĩ chia tay trong đầu họ không bao giờ nguôi ngoai, nó chỉ dồn nén vào tiềm thức mà thôi.

Trải qua đủ 5 giai đoạn này, bạn sẽ biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để chia tay - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Thế thì, làm sao chúng ta biết được khi nào thì phải chia tay mà không để mối quan hệ trở nên khô héo? Sự tan vỡ của một mối quan hệ thân thiết là một quá trình có thể mất vài tuần hoặc nhiều năm, thậm chí là nhiều hơn. Tại mỗi nút thắt, cả hai bên có thể đề nghị chia tay. Nếu không có chia tay ở nút này, mong muốn chia tay sẽ bị dập tắt và chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Quá trình này đại khái được chia thành nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Hiểu những gì xảy ra trong các giai đoạn này, bạn có thể biết đâu là thời điểm phù hợp để chia tay.

Giai đoạn 1: Suy nghĩ đến chuyện chia tay trong vô thức

Bạn bắt đầu cảm thấy hai người có thể không hợp nhau. Lúc này, ta có thể liên tục suy nghĩ có phải thật sự không thích hợp hay không? Có nên cố gắng hơn không? Bạn có thể chia sẻ suy nghĩ của mình với đối phương về vấn đề này, bởi lúc này mối quan hệ của 2 người vẫn chưa đến nỗi nào.

Trải qua đủ 5 giai đoạn này, bạn sẽ biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để chia tay - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Giai đoạn 2: Bước vào tư duy có ý thức

Đây là lúc bạn bắt đầu chấp nhận rằng mối quan hệ mà bạn đang có là không lành mạnh, có vấn đề và thậm chí có thể gây hại. Bạn dần dần bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra với mối quan hệ nếu nó tiếp tục. Nhưng nhìn chung, cần phải đến đoạn thứ ba thì cả hai mới đành lòng chia tay.

Giai đoạn 3: Chuẩn bị tinh thần một cách vô thức

Bạn có thể bắt đầu xa lánh người kia về mặt tâm lý. Bạn cũng có thể bắt đầu đặt cho mình một thời điểm cụ thể, ví dụ như nếu anh ấy vẫn như vậy sau ba tháng, có lẽ tôi nên cân nhắc việc chấm dứt mối quan hệ. Nhưng sự chuẩn bị về mặt cảm xúc này rất mơ hồ, và mốc thời gian ba tháng của bạn cũng có thể thay đổi liên tục. Đây có thể là một giai đoạn quan trọng cho việc liệu mối quan hệ có kết thúc hay không. Tuy nhiên, cô ấy cũng nhận ra rằng cô ấy đã rất nỗ lực để kết thúc mối quan hệ, nhưng không biết cách tốt nhất để làm điều đó và cần một số trợ giúp.

Nếu đối phương thay vì đến gần bạn hơn, lại có cảm giác có thể rời xa bất cứ lúc nào, trực giác của bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Đây có thể cũng là lúc anh ấy bước vào giai đoạn thứ ba của quá trình chuẩn bị về mặt tình cảm. Nếu bạn đang rất lo lắng về mối quan hệ, tốt nhất là nên chủ động nói chuyện với anh ấy. Các nguyên tắc và phương pháp đã thảo luận trước đó về việc xây dựng và củng cố mối quan hệ ở giai đoạn 1 và 2 có thể được áp dụng tại thời điểm này. Nếu bạn có những cảm giác này, đừng bỏ qua chúng, bởi đó là nhận định của bạn về mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy rằng thực sự không có tương lai giữa hai người, thì việc bước vào giai đoạn thứ tư và hoàn thành các nhiệm vụ của giai đoạn thứ tư là rất quan trọng.

Trải qua đủ 5 giai đoạn này, bạn sẽ biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để chia tay - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Giai đoạn thứ tư: Bắt đầu giai đoạn chia tay

Lúc này, bạn bắt đầu nói chuyện với đối phương về việc hạn chế sự thân mật. Đề xuất và đưa ra lời giải thích hợp lý, chân thành về phương diện tình cảm với đối phương là điều rất quan trọng. Cả hai bên đều trải qua những bối rối về tình cảm và những khoảng thời gian khó khăn. Nếu việc dàn xếp thành công, hai bên nên bắt đầu ít giao tiếp hơn. Họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người xung quanh, không phải để bắt đầu hẹn hò với người mới, mà ngày càng ít chủ động quan tâm đến nhau, ít suy nghĩ về đối phương hơn.

Giai đoạn 5: Duy trì trạng thái chia tay không bị tổn thương

Đây là thời điểm khó khăn nhất trong quá trình chia tay, dù là chia tay chủ động, chia tay bị động hay chia tay theo thỏa thuận thì việc duy trì trạng thái chia tay mà cả hai bên đều không bị tổn thương chính là thách thức lớn nhất. Điều này bao gồm việc thay đổi kế hoạch cuộc sống của bạn để tránh bất kỳ mối liên hệ nào với người cũ, dọn hết đồ chung, tránh những nơi mà bạn có thể sẽ gặp lại họ…

Vẫn giữ được chính mình trong quá trình này thì bạn đã chia tay đúng cách, đúng thời điểm rồi đấy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại