MiG-25 là dòng máy bay tiêm kích nhanh nhất và bay cao nhất trên thế giới từng được chế tạo cách đây hơn 50 năm nhưng vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Trong bài viết trên "We are the Mighty", tác giả nhắc lại rằng vào năm 1976 phi công Liên Xô Victor Belenko đánh cắp chiếc tiêm kích và bay sang Nhật Bản, những kỹ sư thiết kế của Mỹ đã có thể nghiên cứu và đánh giá các tính năng của nó.
Sau khi tháo ra, nghiên cứu, sau đó lắp lại và thử nghiệm, chiếc máy bay này được công nhận thực sự là độc đáo, cơ động và đặc biệt là bay rất nhanh. Tuy vậy, "mặc dù nó có ưu điểm về vận tốc và độ cao so với các máy bay của NATO, nhưng không thể nhờ thế mà giành được lợi thế cho mình", trong bài viết nêu rõ.
Tác giả bài biết lý giải rằng nguyên nhân là do radar MiG-25 không có khả năng nhìn thấy trước, bắn trước.
Tiêm kích MiG-25
Đồng thời MiG-25 có thể trở thành một mục tiêu to xác và vô hại, nó có khả năng cơ động kém nên dễ dàng bị tiêm kích đối phương phóng đạn tên lửa không đối không tiêu diệt.
Trước đó, Tạp chí Military Watch từng đánh giá về chiếc tàu chiến nguy hiểm nhất của Nga. Đó là chiếc tàu tuần dương nguyên tử "Đô đốc Nakhimov" đang trong quá trình tu sửa.
Tạp chí này dẫn bình luận của Đại tá về hưu Victor Litovkin (Nga) rằng sau khi được đưa trở lại biên chế, nó không thể ảnh hưởng tới tương quan lực lượng giữa Hạm đội Hải quân Nga và Mỹ.
"Mỹ có 11 cụm tác chiến tàu sân bay. Chúng ta – không có một cụm nào", nhà báo quân sự này cho biết.
Theo ý kiến của ông Litovkin, chiếc tuần dương hạm mạnh nhất như "một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân". Ông bổ sung rằng "Đô đốc Nakhimov" thực hiện chức năng hộ tống các tàu chiến khác bằng hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, ý nghĩa của hạm đội hải quân đã không còn quan trọng đối với Nga giống như Mỹ. "Nga là một cường quốc châu lục, còn Mỹ - cường quốc thế giới. Nền kinh tế của Mỹ, giống như của Trung Quốc, về mặt lịch sử phụ thuộc vào các tuyến hàng hải", Đại tá về hưu chia sẻ.