Thổ Nhĩ Kỳ đạt được lợi ích với người Nga lớn hơn trong thỏa thuận với Mỹ cho nên "USA must go" là điều Nga muốn đã được Thổ Nhĩ Kỳ thực thi.
Lợi ích quốc gia là trên hết! Đây lả nguyên tắc bất di bất dịch, bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào cũng tụng niệm điều này, đúng không! Vậy, "nước Mỹ đầu tiên" hay "nước Mỹ trên hết", thì tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump có gì là sai?
Vì thế, bất kỳ quốc gia nào là bạn, đồng minh hay gì gì với Mỹ đừng có oán trách, kêu la với Mỹ điều đó, nghĩa là, khi cần thiết, sự chọn lựa sẽ là: "nước Mỹ đầu tiên". Tại sao Mỹ phải hy sinh lợi ích của mình vì chư hầu? Chư hầu sinh ra hay Mỹ tạo ra nó để làm gì nếu như không phải là chỉ phục vụ lợi ích Mỹ?
Đành rằng, tất nhiên, hành động đó sẽ kéo theo "phản ứng phụ", đó là Mỹ mang tiếng xấu bỏ rơi, phản bội đồng minh khiến cho rồi đây sẽ không ai tin cậy, làm bạn với Mỹ, như trong trường hợp Mỹ bỏ rơi Kurd, trong khi Nga lại được nâng cao vị thế vì trung thành với bạn bè trước sau như một.
Thế nhưng, Hey! Người Kurd Syria, Ukraine và người Ba Lan… và thậm chí cả châu Âu, NATO, đừng than thân trách phận, vô ích, nước Mỹ vẫn là trên hết. OK!
Nạn nhân người Kurd Syria
Tư lệnh Các lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) Mazloum Abdi tuyên bố tại Mỹ rằng:
"Tôi cần biết liệu bạn có thể bảo vệ người của tôi và ngăn chặn các vụ tấn công hay không. Tôi cần biết điều này bởi vì nếu bạn không thể làm điều này, tôi sẽ cần ký kết thỏa thuận với Nga và Damascus để mời không quân của họ bảo vệ khu vực này".
Xin lỗi ngài Mazloum Abdi, đừng đặt từ "nếu" vào đây mà hãy đặt vị trí của người Kurd với quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ - Đồng minh NATO của Mỹ. SDF – người Kurd Syria, đang giá được mấy xu so với Thổ Nhĩ Kỳ trong con mắt của Washington?
Mỹ đã không còn mặn nồng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Kurd Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ai chả là đồng minh. Người Kurd với Mỹ chỉ là đồng mình chiến thuật, đồng minh tình huống mà không phải đồng minh chiến lược như Thổ Nhĩ Kỳ; vị trí chiến lược mà người Kurd trấn giữ vùng Đông Bắc Syria so với vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nào quan trọng hơn?
Khi Thổ Nhĩ Kỳ đã hết kiên nhẫn, bất chấp quân Mỹ còn ở đó – vùng Đông Bắc Syria, hay không, vẫn quyết chiến thì sự lựa chọn logic của bất kỳ tổng thống Mỹ nào là: không chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, rút quân, chấp nhận bỏ rơi người Kurd.
Liệu còn cách giải quyết nào khác? Washington sẽ chiến đấu với Ankara bằng cách dùng không quân Mỹ cất cánh tại căn cứ sân bay Incirlik ở chính Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria! Sẽ chẳng có kịch bản điên rồ nào như thế!
Rốt cuộc, tất cả mọi phản đối, chỉ chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ là an ủi người Kurd và vớt vát thể diện cho người Mỹ mà thôi. Đừng tin những lời, những hành động như "trừng phạt kinh tế" mà Trump đã ban hành và Quốc hội Mỹ đe sẽ mạnh hơn… Có giỏi thì Mỹ hãy chơi "sát ván", rắn mặt với Thổ Nhĩ Kỳ như Iran hay Nga đi!
Ba Lan: Có tật giật mình
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump "bật đèn xanh" cho Thổ Nhĩ Kỳ mở màn chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria "bỗng dưng" rất thú vị là đã gây ra một phản ứng dữ dội ở Ba Lan.
Các phương tiện truyền thông Ba Lan, các nhà báo, chính trị gia bắt đầu viết râm ran về sự phản bội của Mỹ với người Kurd và rằng Trump đã "đâm sau lưng họ", lo ngại rằng Washington có thể làm điều tương tự với Warsaw nếu cảm thấy Ba Lan đột nhiên không đáp ứng lợi ích quốc gia Mỹ.
Lính Mỹ rút lui khỏi Syria.
Rằng là, "Trump đã phản bội người Kurd. Không gì có thể ngăn ông ta bán Ba Lan cho Moscow"; rằng, "sự phản bội của Mỹ khiến chúng ta phải suy nghĩ về nền tảng của an ninh. Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga yêu cầu một hành lang an ninh qua Ba Lan?".
Điều thú vị nữa là khi TT Trump chia sẻ tweet: "nước Mỹ cách người Kurd Syria 7.000 km, nên hãy để họ tự chiến đấu, giải quyết với nhau… Mỹ chỉ chiến đấu và chiến thắng khi chỉ khi Mỹ có lợi ích…", lập tức người Ba Lan liên hệ rất mật thiết, rằng, Mỹ cũng cách Ba Lan 7.000 km thì Mỹ cũng sẽ "để cho ba Lan tự chiến đấu nếu như Nga tấn công"…
Tại sao người Ba Lan lại hốt lên như vậy?
Đơn giản là hơn ai hết, người Ba Lan đã nếm mùi cay đắng sự phản bội của đồng minh trong Tthế chiến thứ 2.
Đơn giản là bắt đầu từ năm 1989, giới cầm quyền Ba Lan thực sự từ bỏ mọi chủ quyền trên trường quốc tế và trong lĩnh vực quốc phòng, biến đất nước của họ thành một công cụ của chính sách đối ngoại của Mỹ.
Vì thế, Ba Lan có khác gì người Kurd. Mỹ sẽ đánh Nga bằng người Ba Lan cuối cùng chứ Ba Lan không thể đánh Nga bằng người Mỹ cuối cùng, đây là quy luật muôn đời của mối quan hệ "chủ - tớ"… cho nên, không lo lắng, hốt hoảng khi liên hệ đến phận của mình mới là chuyện lạ.
Ukraine cay đắng bởi cái bắt tay của TT Erdogan
Trong hội nghị quốc tế ở Istanbul, TT Erdogan bắt tay với các đại biểu của Duma Quốc gia từ Crimea. Nó có vẻ là một nhỏ nhặt, chỉ là cái bắt tay xã giao thôi mà, nhưng, trước đó Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận tình trạng Crimea của Nga, tương ứng, không công nhận các đại biểu được bầu từ đó, vậy mà vẫn bắt tay… cái lớn là ở chỗ đó!
Lính Mỹ rút lui khỏi Syria.
Nếu như trước đây thì Ukraine sẽ làm ầm ĩ, cứng rắn, làm to chuyện này, nhưng bây giờ, Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ giải thích hộ cho Erdogan là ông ấy không biết họ là ai! Điều gì khiến cho Ukraine mềm, yếu đuối, tự an ủi mình như vậy?
Đơn giản là từ chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ là một người chơi lớn và tích cực ở khu vực Trung Đông. Trong hơn 100 năm qua, đã nhiều lần thay đổi đồng minh và đối thủ, nhưng Ankara chưa bao giờ từ bỏ tham vọng của mình.
Trong lịch sử, kinh tế, chính trị, tinh thần, Trung Đông đối với Thổ Nhĩ Kỳ có những mục tiêu đề ra quan trọng hơn một trăm Crimea với hàng tá Ukraine.
Vì thế, nếu TT Erdogan đồng ý với Nga về những điểm chính của một khu định cư Syria và sau một hoạt động hất cẳng người Mỹ khỏi Bắc Syria, thì các bên sẽ tìm thấy một ngôn ngữ chung về vấn đề Crimea.
Quả thật không ai "mẫn cảm" hơn Ukraine về việc Mỹ bỏ rơi người Kurd, cái lo lắng về cách cư xử của Mỹ chưa dịu đi thì Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho thấy "khúc dạo đầu" của chân lý bất hủ của phương Tây: "Trên thế giới không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia vĩnh viễn".
Hãy chọn bạn mà chơi. Độc lập, chủ quyền, có nó, bảo vệ nó, phải bằng máu của mình, trông chờ người khác là không thể, viễn vông là ảo tưởng.
TT Trump rút quân vì lợi ích nước Mỹ, đương nhiên, ở góc nhìn quân sự thì hành động rút quân này sẽ có nhiều vấn đề không đơn giản mà đối thủ của Mỹ là Nga-Thổ Nhĩ Kỳ… chưa thể xoa tay và mừng vội. Người đứng đầu nước Mỹ, TT Trump đã nói: "Hãy để cho 2 đứa trẻ đánh nhau một lúc, chúng ta sẽ can nó sau".