Tia lửa cho "thùng thuốc súng" Balkan: Liệu Nga có đứng sau Serbia đè bẹp quân đội Kosovo?

DK |

Khi Kosovo có quân đội, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó được triển khai đến miền bắc Kosovo, điều này có thể dẫn đến các hành động quân sự trả đũa từ Serbia.

Giải pháp hòa bình cho Kosovo và Serbia liệu có được tôn trọng?

Tổng thống Kosovo Hashim Thaci nói với tờ Guardian trong một cuộc phỏng vấn trước một hội nghị ở Berlin vào tháng 2/2019.

"Một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Serbia và Kosovo theo đường lối của thỏa thuận lịch sử giữa Hy Lạp và Macedonia vẫn có thể thực hiện được vào năm 2019, mặc dù đang bị trì hoãn".

Serbia đã từ chối công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập kể từ khi tỉnh này ly khai vào năm 2008 sau gần một thập kỷ được điều hành bởi các lực lượng NATO sau cuộc chiến đẫm máu 1998-99.

Cuộc chiến được cho là khởi đầu bởi một cuộc đàn áp tàn bạo của lực lượng Serbia chống lại người Albani ly khai, khiến khoảng 10000 người Albani thiệt mạng trước khi chiến dịch ném bom của NATO kéo dài 78 ngày chấm dứt xung đột.

Hàng trăm người Serb đã bị giết trong các cuộc tấn công trả đũa của người Albania.

Thaci, cựu lãnh đạo Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) đổ lỗi cho một số quốc gia EU đã làm phức tạp quá trình này. Ông ám chỉ cách người Đức, không giống như Mỹ đã phản đối các đề xuất, đặc biệt là về những gì ông mô tả như là điều chỉnh biên giới.

"Chúng tôi phải ngồi xuống nói chuyện với những kẻ thù không đội trời chung, nhưng sẽ không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào trở thành áp đặt và cố gắng lắng nghe nhau.

Sự do dự quốc tế và các thông điệp hỗn loạn đã tạo ra không gian xung đột cho những người theo chủ nghĩa dân tộc ở cả hai bên biên giới.

Thông thường khi trở nên quá sôi nổi với những bản ngã quá lớn và xung đột về quan điểm, chúng ta hiếm khi lắng nghe về nguyên tắc, tiêu chuẩn và giá trị và lẽ phải.

Trong hoàn cảnh hiện tại, với những căng thẳng này, tôi không tìm ra lý do để thu hút bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào đến và đầu tư vào khu vực của chúng tôi. Chỉ có một thỏa thuận hòa bình mới đem lại sự thịnh vượng.".

Các kế hoạch không chính thức cho thấy khu vực chủ yếu là người Serbia ở phía bắc Kosovo xung quanh Mitrovica sẽ tái trở về với Serbia và thung lũng Presevo nơi người Albania đa số sẽ trở thành một phần của Kosovo.

Tia lửa cho thùng thuốc súng Balkan: Liệu Nga có đứng sau Serbia đè bẹp quân đội Kosovo? - Ảnh 1.

Các vùng đất được hoán đổi giữa Kosovo và Serbia trong kế hoạch của Tổng thống Thaci.

Trên thực tế, khu vực phía bắc Kosovo vận hành một hình thức chủ quyền kép, với ảnh hưởng từ cả Kosovo lẫn Serbia.

Thaci là người ủng hộ việc hoán đổi các vùng lãnh thổ, nhưng người Đức phản đối, vì lo ngại nó có thể thúc đẩy các yêu sách tương tự đối với các biên giới địa lý khác ở Balkan, bao gồm cả các vùng người Serb ở Bosnia, được vẽ lại theo sắc tộc.

Thaci nói tiếp:

"Những người Kosovo gốc Serbia đã rút khỏi đời sống chính trị ở Kosovo, bao gồm cả các hoạt động của cảnh sát và tư pháp ở phía bắc Kosovo.

Không ai có câu trả lời làm thế nào để cùng nhau tiến về phía trước và nạn nhân lớn nhất vẫn là người Kosovo, và đặc biệt người thiểu số Serbia.".

Phóng sự của AP năm 1998 về cuộc chiến giữa Serbia (lúc này vẫn còn là Nam Tư) và KLA tại Kosovo.

Kosovo thành lập quân đội, một cuộc chiến với người Serbia sắp diễn ra?

Tháng 12/2018, Chính phủ Kosovo tuyên bố rằng họ sẽ biến Lực lượng An ninh Kosovo (KSF) thành quân đội chính thức. Sự phát triển này của Kosovo đã nhận được sự phản đối của Serbia, quốc gia vẫn cho rằng Kosovo (đa số là người nhập cư Albania) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Serbia.

Quốc hội Kosovo đã bỏ phiếu để mở rộng đáng kể khả năng của KSF để biến nó thành một lực lượng vũ trang chính quy.

Cho đến thời điểm trước đó, các trách nhiệm của KSF chủ yếu như một lực lượng cảnh sát và bao gồm các hoạt động nhân đạo, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tia lửa cho thùng thuốc súng Balkan: Liệu Nga có đứng sau Serbia đè bẹp quân đội Kosovo? - Ảnh 4.

Tổng thống Kosovo Hashim Thaci và Quân đội Kosovo mới thành lập.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mô tả quân đội Kosovo là bất hợp pháp , trong khi các chính trị gia người Serbia ở cả hai nước đều cảnh báo rằng việc thành lập Quân đội Kosovo sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh trong khu vực.

Đội quân mới này được cho là sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Cộng đồng người Serbia ở phía bắc Kosovo lo ngại sự hình thành của một đội quân người Albania.

Bốn đô thị cực bắc của đất nước nằm liền kề với Serbia và có nhiều người Serbia sinh sống.

Khu vực này không được tích hợp hoàn toàn vào các cấu trúc chính phủ. Cảnh sát vũ trang đã được triển khai ở miền bắc nhiều lần trong năm qua , trong bối cảnh các cuộc biểu tình gần đây của người dân Serbia.

Người Serb nhận thức được các hoạt động của cảnh sát Kosovo ở phía bắc đồng nghĩa với việc các lãnh đạo của Kosovo đang tìm cách thể hiện sức mạnh của họ đối với người Serbia.

Khả năng can thiệp tiếp theo ở phía bắc Kosovo sẽ được thực hiện bởi quân đội chứ không phải cảnh sát đã làm gia tăng căng thẳng.

Khi Kosovo có quân đội, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó được triển khai đến miền bắc Kosovo, điều này có thể dẫn đến các hành động quân sự trả đũa từ Serbia.

Xung đột vũ trang có thể không xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng việc thành lập một đội quân ở Kosovo sẽ khiến nó có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai.

Tia lửa cho thùng thuốc súng Balkan: Liệu Nga có đứng sau Serbia đè bẹp quân đội Kosovo? - Ảnh 6.

Năm 2018, Serbia trang bị cho binh lính các loại vũ khí mới như súng trường bắn tỉa, súng máy hạng nhẹ,súng trường tấn công và APC Lazar-3(Nguồn: MoD Serbia)

Người Nga và người "anh em Nam Slav", Serbia

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong chuyến thăm Serbia hôm 17/1 rằng ông đã chia sẻ mối quan tâm của Belgrade đối với ý định thành lập quân đội của Kosovo, cái mà ông gọi là vi phạm Nghị quyết 1244 của Liên Hiệp Quốc.

Khi nói đến mối quan tâm an ninh, những nỗ lực của Moscow ở Balkan hiện tại tập trung chủ yếu vào Serbia, một quốc gia không có tham vọng gia nhập NATO.

Serbia đã trở thành quan sát viên của liên minh quân sự Tổ chức An ninh Tập thể (CSTO) năm 2013 và tham gia tập trận quân sự với Nga và các đối tác CSTO khác, gần đây nhất là cuộc tập trận quân sự Slavic Brotherhood giữa Nga-Serbia-Belarus vào tháng 7/2018.

Moscow và Belgrade đã ký một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật quân sự vào năm 2016 để hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quân sự của Serbia.

Thỏa thuận sẽ nâng cấp các kho vũ khí từ thời Nam Tư bằng máy bay chiến đấu MiG-29 , xe tăng T-72 đã qua sử dụng và các phương tiện tuần tra chiến đấu do Nga và Belarus tặng.

Rõ ràng việc người Serbia và người Albania ở Kosovo có lâm vào xung đột hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của các bên trong cuộc, tuy vẫn có nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài.

Nếu Kosovo không khôn khéo sử dụng lực lượng quân đội của họ, một vòng xoáy xung đột mới ở Balkan sẽ trở lại và trở nên phức tạp hơn nhiều trong không gian hiện đại.

Cuộc tập trận "Slavic brotherhood" của Nga - Serbia và Belarus (Nguồn Ruptly).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại