Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, 5 điều cần làm ngay để phòng ngừa ngã, đột quỵ do say nắng

Vân Hồng |

Đã có rất nhiều người bị đột quỵ do nắng nóng, vì vậy, đây là 5 lời khuyên quan trọng sẽ giúp bạn phòng tránh được cơn say nắng, đột quỵ hoặc ngã trong môi trường nhiệt độ cao.

Cứ vào mùa hè, ở những ngày nắng nóng đỉnh điểm, thường có rất nhiều người bị đột quỵ do say nắng. Điều này không chỉ có nguy cơ mất an toàn sức khỏe, và chậm trễ trong việc cấp cứu có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt trong suốt mùa hè, những giải pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh được đột quỵ do sốc nhiệt, hãy tham khảo và lưu ý sớm.

Mùa hè nên phòng tránh đột quỵ do nắng nóng thế nào hiệu quả nhất?

1. Chú ý khi đi ra ngoài trong lúc trời nắng nóng

Hãy nhớ bôi kem chống nắng tốt, tốt nhất là không đi bộ dưới ánh mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 16 giờ chiều vì thời gian này ánh sáng mặt trời gay gắt nhất, khả năng gây ra đột quỵ nhiệt cao gấp 10 lần so với bình thường.

Nếu bạn phải đi ra ngoài vào thời điểm này, nhớ phải làm tốt công tác chuẩn bị các dụng cụ bảo vệ, chẳng hạn như che ô, đội mũ, đeo kính râm, nếu có điều kiện thì tốt nhất là nên thoa kem chống nắng, chuẩn bị đầy đủ nước và đồ uống giải nhiệt khác.

Ngoài ra, mùa hè nắng nóng phải đi ra ngoài thì cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc hoặc tinh dầu để dùng trong trường hợp cấp thiết.

Quần áo nên lựa chọn chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, đề phòng khi đổ mồ hôi nhiều không kịp giải nhiệt sẽ dễ dẫn đến sốc nhiệt, đột quỵ.

Những người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, những người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch, nên cố gắng giảm bớt các hoạt động ngoài trời trong mùa nóng.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, 5 điều cần làm ngay để phòng ngừa ngã, đột quỵ do say nắng - Ảnh 1.

2. Đừng chờ khát mới uống nước

Bạn đừng bao giờ chờ khát mới uống nước, vì khi đã cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã bị thiếu nước. Cách lý tưởng nhất là nên uống uống 1,5-2 lít nước/ngày. Khi bạn đổ mồ hôi, bạn có thể uống một chút nước để bổ sung thêm muối bù đắp cho sự mất muối qua đường mồ hôi.

Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, việc mất kali cũng sẽ diễn ra rất nhanh, khiến người ta cảm thấy mệt mỏi và mất sức lực, hãy uống một loại trà có chứa kali là gợi ý thức uống tuyệt vời cho mùa hè.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, 5 điều cần làm ngay để phòng ngừa ngã, đột quỵ do say nắng - Ảnh 2.

3. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn

Thời tiết nắng nóng như hiện nay, tốt nhất bạn nên chọn chế độ ăn uống có nhiều rau xanh và quả tươi. Các loại rau tốt nhất cho mùa hè nên là rau sống, dưa chuột, cà chua và các loại tương tự; trái cây tươi gồm đào, mơ, dưa hấu, các loại quả họ dưa khác đa số đều chứa nước khoảng 80% - 90%. Đây là những loại trái cây khuyến khích bạn ăn để bổ sung độ ẩm cho cơ thể.

Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa cũng có thể bổ sung nước, vừa có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Đối với những người không thể không làm việc ở những nơi nắng nóng thì bạn nên chú ý bổ sung đủ nước, thêm các thành phần nguyên tố như kali và magiê.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, 5 điều cần làm ngay để phòng ngừa ngã, đột quỵ do say nắng - Ảnh 3.

4. Phải chú ý ngủ đủ giấc

Mùa hè đêm ngắn ngày dài, nhiệt độ cao, quá trình trao đổi chất của cơ thể rất mạnh mẽ, sự tiêu hao năng lượng nhiều, rất dễ dẫn đến mệt mỏi, mất sức.

Ngủ đủ giấc có thể giúp cho não và cơ thể bổ sung năng lượng, thả lỏng toàn thân sẽ giúp cho công việc và học tập của bạ tốt hơn, đồng thời có thể phòng ngừa say nắng.

Giờ ngủ tốt nhất nên bắt đầu từ 22-23 giờ đêm. Thời gian thức giấc rời khỏi giường tốt nhất nên là từ 5h30 -6h30 sáng. Khi ngủ lưu ý không nằm trước luồng gió thổi của điều hòa hoặc quạt, để tránh tối đa mắc phải bệnh do điều hòa hoặc quạt gây ra.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, 5 điều cần làm ngay để phòng ngừa ngã, đột quỵ do say nắng - Ảnh 4.

5. Đừng để bị say nắng do tâm lý

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 16% dân số bình thường sẽ trải qua cơn "đột quỵ nhiệt do tâm lý hoặc cảm xúc" vào mùa hè.

Điều này xảy ra là do thời tiết nóng liên tục trong mùa hè đã khiến mọi người trở nên buồn bã, chán nản, chán ăn, suy nghĩ rối loạn và hành vi bất thường. Một trong những biểu hiện về vấn đề đột quỵ do nắng nóng là bị bất cẩn một cách khác thường, ví dụ khi bạn dùng cốc hứng nước nóng ở vòi, bạn sẽ dễ dàng bị bỏng nhiệt mà bản thân không ngờ tới.

Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng, nhiều người đi làm cảm thấy mệ mỏi, không có tinh thần làm việc, dễ bị kích động và tâm trạng khó chịu, không thể tập trung tinh thần để làm việc, gan bị nóng lên cũng có thể làm cho khí bốc hỏa, từ đó sẽ có những cảm xúc tiêu cực, mâu thuẫn với bạn bè đồng nghiệp.

Các bác sĩ nhấn mạnh, say nắng do cảm xúc cũng có thể khiến cho bạn gặp những rắc rối về tâm sinh lý, loạn nhịp tim, huyết áp cao. Vì vậy, trong cái nóng mùa hè, bạn không chỉ cần chuẩn bị ngăn chặn sốc nhiệt và đột quỵ, mà còn chú ý đến điều chỉnh tâm lý và duy trì một trạng thái tinh thần tốt.

Cuộc sống hàng ngày nên điều chỉnh hài hòa giữa công việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống nhẹ nhàng thanh đạm, uống nhiều nước để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ăn nhiều trái cây và rau quả, luôn chú ý làm dịu giảm tâm trạng.

*Theo Bách khoa Toàn thư (TQ)

Xem thêm:

Sự khác biệt giữa đau tim, ngưng tim, đột quỵ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại