Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Thói quen ăn uống được hình thành từ khi còn nhỏ. Trẻ em nên được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Chúng có thể ăn những món vặt lành mạnh, trọng tâm cần phải ăn những thực phẩm bổ dưỡng có ít chất béo và đường.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao: Trẻ em nên được tham gia vào các hoạt động thể dục thể dục ngay từ khi còn nhỏ. Tạo động lực để trẻ hoạt động thể chất sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho trẻ. Chúng sẽ không chỉ được bảo vệ khỏi vô số bệnh tật mà còn học hỏi để có một triển vọng tích cực đối với cuộc sống.
Giới hạn thời gian xem truyền hình: Thời gian xem TV, máy tính và chơi điện tử được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Việc ngồi xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc ngồi hàng giờ trước máy tính sẽ dẫn đến ăn vặt quá nhiều và lười vận động. Một lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.
Đánh răng hai lần một ngày: Đây là thói quen lành mạnh và sạch sẽ mà mọi trẻ phải có ngay từ khi còn nhỏ. Trên thực tế đánh răng thường xuyên sẽ không chỉ giữ cho răng và lợi của bạn khoẻ mạnh mà ngăn ngừa nhiều bệnh tật khác.
Các bữa ăn gia đình rất quan trọng trong việc dạy trẻ em phép lịch sử trên bàn anh. Ở đây trẻ em học cách cư xử trong một cuộc gặp mặt. Cha mẹ có thể dạy con mình về việc không nói chuyện trong khi ăn, nhai thức ăn bằng không phát ra tiếng,...
Rửa tay: Trẻ em nên học cách rửa tay trước khi ăn hoặc chạm vào thức ăn. Chúng nên biết rằng bàn tay bẩn sẽ gây ra nhiều nhiễm trùng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Uống nhiều nước: Các bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ uống nước khi trẻ được sáu tháng tuổi. Thay vì nước có hương vị, nước trái cây đóng hộp và đồ uống lạnh, trẻ em nên uống nước khoáng để thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Theo Mag For Women