Thổ Nhĩ Kỳ đẩy Nga vào "ngõ cụt Syria": Những nước cờ hiểm độc?

Bảo Lam |

Syria sẽ không thể chấm dứt nội chiến nếu cả Nga và Chính phủ của Tổng thống Assad không tranh thủ sự ủng hộ của Ankara.

Tại Syria đang diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất kể từ thời điểm chấm dứt các cuộc giao tranh quy mô lớn. Chúng đe doạ Khmeimim - căn cứ quân sự lớn nhất của Nga, vốn thường xuyên bị quân khủng bố pháo kích thời gian gần đây.

Thổ Nhĩ Kỳ, bằng lời lẽ, cố gắng lên tiếng phản đối các phần tử khủng bố khi cam kết sẽ là người đứng ra bảo đảm an ninh trong khu vực. Còn trên thực tế - nước này đang làm thoả mãn các phiến quân khủng bố thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Nga.

Lính đánh thuê được bao bọc bằng những cái tên rất đẹp

Idlib – một tỉnh ở phía bắc Syria, giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ. Diện tích của nó chỉ vỏn vẹn 6 nghìn km2 – nhỏ hơn cả Cộng hoà Bắc Osetia của Nga.

Tuy nhiên hiện nay, đây là cái rốn của sự thù hận trên trái đất: Trong suốt vài năm nội chiến gần đây, các phần tử khủng bố và tay sai của chúng được đưa tới tỉnh này từ khắp đất nước Syria.

Hiện nay tại Idlib, theo các đánh giá khác nhau, tập trung tới 30 nghìn phần tử khủng bố, mà liên quan tới các băng nhóm dưới những cái tên rất đẹp.

Nhưng tên gọi không được phép khiến cho người ra nhầm lẫn – đó là những phần tử khủng bố thông thường, trong số đó không ít là lính đánh thuê đến từ các nước khác, từ Trung Quốc cho tới Turmenia.

Một vài tháng quân khủng bố tập trung tại Idlib đã tuân thủ cơ chế ngừng bắn với quân đội chính phủ (thiết lập khu phi quân sự trong tỉnh).

Nhưng sau đó, các cuộc pháo kích từ phía quân khủng bố diễn ra gần như hàng ngày: Chúng tấn công các thành phố ở tỉnh Hama và Latakia, cũng như dùng tên lửa đánh thẳng vào nhà máy điện gần làng Al-Zara, hạ tầng mà cung cấp điện cho thành phố Hama 300 nghìn dân.

Sau đó, Damacus đã quyết định triển khai "chiến dịch truy quét" tỉnh này dưới tên gọi "Idlib thất thủ", nó đã được khởi động vào ngày 6/5. Các đơn vị của Quân đội Syria tham chiến dưới sự yểm trợ nhiệt tình của không quân Nga.

Nga quan tâm trực tiếp tới việc "hòa bình hóa" khu vực phiến loạn này: Từ lãnh thổ do quân khủng bố kiểm soát, thường xuyên khơi mào các cuộc tấn công nhằm vào sân bay quân sự Khmeimim – nó bị pháo kích bằng tên lửa và không kích bằng UAV mang bom tự chế.

"Idlib thất thủ" đã cướp đi mạng sống của gần một nghìn người

Bất chấp mối đe dọa trực tiếp đối với căn cứ quân sự Khmeimim, Moscow cố gắng đến cùng thuyết phục Damacus từ bỏ chiến dịch quân sự quy mô lớn – bởi vì điều đó có thể dẫn tới những thiệt hại lớn về người.

Theo tính toán của Tổ chức nhân quyền Syria, từ thời điểm bắt đầu chiến dịch "Idlib thất thủ" (có nghĩa là chưa tới 1 tháng) đã có gần 900 người thiệt mạng, trong đó 1/3 là thường dân.

Tổ chức này cho rằng, nhiều nạn nhân là thường dân, trực tiếp bị thiệt mạng do các cuộc pháo kích của Nga. Những thông tin tương tự có thể tìm thấy khắp nơi trên các mặt báo Ả Rập như Al-Arabiya (UAE) hoặc Al Modon (Li-băng).

Nếu như tin vào tuyên bố của các hãng truyền thông nói trên, thì cả lãnh đạo một số nước cũng vô cùng lo ngại về tình hình tại Idlib, nhưng quan ngại hơn cả là Tổng thống Pháp Macron và người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo.

Các chính khách phương Tây còn bóng gió rằng, quân đội Syria, dường như, sử dụng cả khí độc ở Idlib.

Nói chung, nếu các nhà lãnh đạo phương Tây chỉ quan ngại bằng lời nói thôi, thì Moscow nỗ lực thực sự để giảm thiểu quy mô một thảm họa nhân quyền có thể xảy ra.

Cụ thể, Giám đốc Trung tâm của Nga về hòa giải các bên thù địch tại Syria, Thiếu tướng Victor Kupchishin thông báo về việc thiết lập các trạm kiểm soát mà thường dân có thể từ đó thoát ra khỏi Idlib.

Vẫn phải thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ

Về việc khi nào chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria, chuyên gia về Trung Đông, nghiên cứu viên của Viện Phương Đông học Viện Hàn lâm khoa học Nga Mikhail Roshin cho biết:

"Hiện nay một cuộc chiến tranh thông tin đang diễn ra từ nhiều phía. Chính phủ Syria quan tâm tới việc chiếm lại toàn bộ Idlib. Nga phải bàn bạc với Thổ Nhĩ Kỳ".

Đương nhiên, về nguyên tắc có thể giúp đỡ quân đội Syria chuyển sang một cuộc tấn công quy mô toàn diện tại Idlib, nhưng điều đó sẽ phá vỡ mọi nỗ lực của Nga trong những năm gần đây, nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiện với tổng thống Erdogan.

Trong trường hợp triển khai một cuộc tấn công quy mô rộng, thì việc những thường dân và người tị nạn tập trung ở tỉnh này thiệt mạng là điều không thể tránh khỏi.

Chiến dịch quân sự tại Idlib sẽ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, để có thể kết thúc nó một cách nhanh nhất có thể, ngoài ra đồng thời cần tối đa tránh đụng độ trực tiếp với các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đương nhiên rằng nhiệm vụ đặt ra trước Nga ở Idlib là một bài toàn khó. Cần giải nó một cách cẩn thận, bằng các sử dụng mọi nguồn lực – cả quân sự lẫn ngoại giao.

Iran không có tầm ảnh hưởng rõ nét trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự tại Idlib. Còn kết nối của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ, nói chung, không thống nhất.

Mỹ thường xuyên gây áp lực lên Ankara, bao gồm cả việc ép nước này phải chống lại những nỗ lực của Nga và Syria nhằm bình thường hóa tình hình tại Idlib. Chính cuộc thảo luận mới đây tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là về tình hình Idlib.

Căn cứ quân sự của Nga tại Khmeimim đang hứng chịu những cuộc tấn công thường xuyên từ phía quân khủng bố nằm vùng tại Idblib.

Vì thế, mọi mối đe dọa cần phải được cọi trọng, và các lực lượng phòng không của Nga phải phản ứng tức thì. Hmeimim cần được bảo vệ và nhanh chóng đáp trả trước mọi cuộc pháo kích, không thể có giải pháp khác.

Không ai biết chính xác hiện tại ở Idlib có bao nhiêu quân khủng bố. Có thể con số 30 nghìn đã bị thổi phồng lên. Ý tưởng di chuyển quân khủng bố từ Idlib sang Afganistan cũng ít có khả năng xảy ra.

Quân khủng bố hiện đang tập trung ở Idlib nằm dưới tầm ảnh hưởng nhất định của Thổ Nhĩ Kỳ. Người Thổ cần chúng để tham gia vào việc tái thiết Syria sau chiến tranh.

Từ quan điểm này, Idlib rất quan trọng đối với họ. Không nên quên rằng người Thổ, bất chấp những lời thuyết phục, vẫn coi chính phủ hiện nay tại Syria là bất hợp pháp.

Chiến dịch quy mô toàn diện tại Idlib có thể được triển khai chỉ trong trường hợp cắt đứt toàn bộ mối quan hệ của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng lên trong những năm gần đây.

Vấn đề ở chỗ Nga có cần điều đó hay không, căn cứ vào dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", hàng triệu du khách và những mối quan hệ kinh tế khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại