Giữa thế giới hiện đại vẫn tồn tại những tộc người nguyên thủy sống trong những cánh rừng rậm rạp. Họ sinh sống trong một quần thể đặc biệt, họ có những tập tục khiến nhiều người khiếp sợ.
Chúng ta đang nói đến tộc người Yolngu ở Phía Bắc Australia đã tồn tại gần 60.000 năm như thế với nghề nguy hiểm nhất thế giới: Săn cá sấu đầm lầy.
Dân số người Yolngu vào khoảng 16.000 người trên vùng đất rộng 97.000 m2. Họ là những người bản địa đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ châu Úc trong khoảng 40.000 tới 60.000 năm trước.
Ban đầu họ cùng chung sống với hàng trăm tộc người khác nhau, với tổng cộng 250 loại ngôn ngữ thổ dân bản địa.
Tuy nhiên, kể từ sau khi James Cook (người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Úc) tới đây năm 1770, các bộ tộc ở đây trải qua hơn 200 năm đen tối với thảm sát, bệnh tật, xâm chiếm…
Theo truyền thuyết của người Yolngu, Trái Đất ban đầu là một vũng lớn toàn bùn và đất sét. Sau đó, các đấng tổ tiên nổi lên từ lòng đất hoặc xuất hiện từ bầu trời. Các đấng tổ tiên đã khai sinh ra tất cả mọi thứ, từ sinh vật, con người cho tới trí tuệ, hy vọng và niềm vui. Họ là đấng tối thượng và mọi chỉ dẫn của họ cho con cháu đời sau đều cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc.
Cuộc sống của người dân nơi đây dường như không có nhiều thay đổi trong suốt hàng vạn năm qua, họ sống hòa mình giữa thiên nhiên từ lúc sinh ra cho tới khi về với đất.
Trải qua hàng chục ngàn năm nhưng phương thức sống của bộ tộc người Yolngu gần như không đổi. Họ vẫn sống như người nguyên thủy với hình thức săn bắt và hái lượm.
Rừng cho họ những vỏ cây lớn để dùng làm đệm giường cũng như những kỹ năng sinh tồn quan trọng. Những người phụ nữ trong tộc thường bóc tách vỏ cây Paperbark dùng để trang trí chiếc giường của họ.
Dĩ nhiên không thể không nhắc đến một trong những nghề chính của họ là săn bắt cá sấu. Đây là công việc của những người đàn ông trong bộ tộc.
Với người Yolngu, thịt cá sấu với họ mới là điều quan trọng, còn bộ da trị giá hàng nghìn, thậm chí cả vài chục nghìn USD kia không phải là điều đáng bận tâm!
Mỗi lần đi săn, họ không mang theo lương thực khi đi săn, khu rừng sẽ cung cấp hầu hết các nhu yếu phẩm trong suốt chuyến đi có thể kéo dài ngày này sang ngày khác.
Điều đặc biệt là những người cao tuổi lại có kĩ năng và độ tinh nhạy gấp nhiều lần các trai tráng.
Điều nguy hiểm, đó chính là người Yolngu bắt cá sấu bằng cả những phương pháp truyền thống. Chủ yếu họ săn bắt cá sấu nước ngọt có kích thước lớn rất hung dữ và nhanh nhạy. Thịt cá sấu là nguồn thực phẩm chính nuôi sống bao đời thế hệ người Yolngu.
Cuộc sống hiện đại ảnh hưởng không nhiều tới sinh hoạt của người Yolngu. Ở đây, hầu như trẻ em chỉ thích học làm thợ săn rùa, cá đuối.
Thứ duy nhất xâm nhập vào nhận thức của người Yolngu chính là thuốc lá trong khi một chất kích thích khác là rượu lại bị cấm tiệt ở làng Matamata.