Thay đổi 8 thói quen dưới đây giúp bạn tránh xa sỏi thận

BS. Nguyễn Đình Văn |

Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 48%. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số thói quen xấu.

Theo nghiên cứu, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm dễ làm cho cơ thể con người mất nước nhiều, nên nhiều người mắc sỏi thận . Khoảng 10-14% người mắc sỏi thận và trong số các bệnh đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ khoảng 48%.

Theo thống kê nam giới mắc sỏi thận nhiều hơn nữ giới, lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 – 80%. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng khó lường như: Nhiễm khuẩn tiết niệu ; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn….

1. Triệu chứng bệnh sỏi thận

Thông thường người bệnh được phát hiện mắc sỏi thận tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. 95% trường hợp có sỏi thận sẽ được phát hiện ra bệnh nhờ siêu âm .

Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh phát hiện bệnh qua những triệu chứng như: buồn nôn kéo theo cơn đau rất dữ dội từ phía sau lưng lan ra phía trước vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở người bệnh sỏi thận. Người bệnh có triệu chứng như sốt lạnh run, đau một bên hông lưng, tiểu nhiều lần, tiểu gắt buốt hoặc tiểu máu . Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

Thay đổi 8 thói quen dưới đây giúp bạn tránh xa sỏi thận - Ảnh 1.

Khoảng 10-14% người mắc sỏi thận và trong số các bệnh đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ khoảng 48%.

2. Thay đổi 8 thói quen để phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng lắng đọng, tích tụ của những hợp chất có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi cứng nằm trong thận. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số thói quen xấu. Chính vì vậy, cần thay đổi thói quen xấu hàng ngày để phòng ngừa căn bệnh này.

- Thói quen ngại uống nước

Nhiều người thường rất ngại uống nước với nhiều lý do vì sợ phải đi tiểu và cho rằng ít mồ hôi nên không cần uống nước, đó là một sai lầm đáng tiếc. Uống nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng bởi nước chiếm đến 60% cơ thể con người, có tác dụng bôi trơn xương khớp , điều hòa nhiệt độ cơ thể, nuôi dưỡng não và tủy sống.

Các nghiên cứu cho rằng, uống ít nước sẽ khiến nước tiểu trở nên đậm đặc, đọng lại nên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Trong khi chúng ta đã biết sỏi thận là sự lắng đọng, tích tụ các tinh thể muối, khoáng có trong nước tiểu. Do đó, nếu uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ra ít, không đủ hòa tan muối, khoáng chất và chất khác trong cơ thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn thấy ngại uống nước dẫn đến tình trạng thiếu nước lâu dài không chỉ liên quan đến nguy cơ sỏi thận mà còn liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiết niệu, ung thư đại tràng , đau tim, tiểu đường , các vấn đề da liễu. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của một người (hay lượng calo bị đốt cháy trong lúc nghỉ ngơi) chỉ tăng lên khi cơ thể được cung cấp nước đầy đủ.

Vì vậy, đừng ngại uống nước, khi uống đủ nước, lượng bài tiết nước tiểu sẽ tăng lên, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và giúp sỏi bài tiết ra ngoài và còn tốt cho sức khỏe.

- Thói quen nhịn tiểu

Công việc bận rộn khiến bạn có thói quen nhịn tiểu. Chúng là nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.

Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa trong cơ thể mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể ra bên ngoài. Nhịn tiểu sẽ làm cho các chất độc lắng cặn lại trong thận, bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.

Thay đổi 8 thói quen dưới đây giúp bạn tránh xa sỏi thận - Ảnh 2.

Thói quen ăn mặn không tốt cho thận.

- Thói quen nhịn ăn sáng

Khá nhiều người nhịn ăn sáng bởi bận rộn áp lực công việc và gia đình và cũng có người vì sợ béo mà nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận, sỏi mật .

Cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để thực hiện tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và kết tủa thành sỏi.

- Thói quen dùng thuốc, vitamin tùy tiện

Hiện nay nhiều người có thói quen dùng thuốc tùy tiện. Hễ có vấn đề về sức khỏe không cần đi khám, chẳng cần chỉ định của các nhà chuyên môn mà tự mua thuốc về điều trị, thậm chí mua thuốc theo mách bảo hoặc theo khuyến cáo trên mạng xã hội.

Nhiều người dùng lại đơn thuốc khám từ các lần trước… rất nguy hiểm. Việc dùng thuốc tùy không theo chỉ định hoặc đơn thuốc của bác sĩ dẫn đến bệnh không khỏi, hoặc không điều trị dứt điểm, hoặc tác động xấu đến cơ quan bài tiết như thận.

Nhiều người sử dụng các loại thuốc lợi tiểu quá mức cũng là nguyên nhân khiến cơ quan bài tiết sinh bệnh, gây sỏi thận, thậm chí nhiều trường hợp dùng thuốc sai cách dẫn đến suy thận.

Trên thực tế hiện nhiều người cho rằng thiếu vitamin, thiếu canxi … cần bổ sung thường xuyên dẫn đến việc thừa hoặc thiếu với các vitamin, canxi trong cơ thể. Bổ sung vitamin, canxi có thể hữu ích với người có lượng canxi thấp hoặc thiếu vitamin. Tuy nhiên, dùng quá nhiều chất bổ sung cũng có thể gây ra vấn đề. Hãy trao đổi với bác sĩ về các loại vitamin đang dùng. Thừa vitamin C hoặc D, canxi cũng có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

- Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, ăn mặn

Chế độ ăn cũng liên quan đến việc thu nạp các chất trực tiếp hình thành nên sỏi thận. Nhiều người có thói quen thích ăn ngọt và ăn mặn, trong khi đó thủ phạm chính bao gồm đường fructose (còn gọi là đường trái cây) có trong đường cát trắng, và muối, làm tăng lượng canxi trong thận.

Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra, chúng còn làm giảm bài tiết chất citrate – chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Để giảm lượng muối, hãy hạn chế một số loại thực phẩm gồm: các loại thịt đã qua xử lý như giăm bông, xúc xích và thịt xông khói, đồ ăn nhẹ tẩm muối, sốt trộn salad, mù tạt, tương cà, nước tương, nước sốt thịt nướng, đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn...

- Ăn nhiều đạm động vật và ít rau xanh

Với sự phát triển kinh tế, hiện khá nhiều người ăn đạm động vật nhiều hơn ăn rau xanh. Điều này vô cùng không tốt cho thận, các bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu chất đạm tạo ra căng thẳng lớn hơn đối với thận, điều này rất quan trọng trong việc lọc các chất thải ra ngoài khi cơ thể tiêu hóa đạm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh thận cao ở những người ăn nhiều đạm.

Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa và hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric, dẫn đến hình thành sỏi. Hãy giảm tiêu thụ đạm động vật và tăng đạm thực vật từ rau quả nhất là các loại đậu như đậu phộng hoặc đậu lăng, đậu nành bao gồm sữa đậu nành hoặc đậu phụ.

- Thói quen lười vận động

Nhiều người cho rằng bận rộn lười vận động, ngại tập thể dục nhưng có thể ngồi hàng giờ để lướt các trang mạng, tham gia vào các mạng xã hội… đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Điều này không tốt cho sức khỏe nói chung và gây sỏi thận.

Lười vận động làm giảm hấp thu canxi, lượng canxi trong cơ thể thiếu cũng là nguyên nhân gây sỏi thận. Lười vận động khiến nước tiểu đào thải chậm, tốc độ bài tiết kém, khiến các khoáng chất có thời gian lắng cặn tại thận lâu hơn, sỏi thận hình thành.

Thói quen lười vận động gây ra tình trạng béo phì . Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc sỏi thận của phụ nữ béo phì cao hơn người khác 35%. Những người béo phì thường thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu, gây tích tụ axít uric - đây là nguyên nhân hình thành sỏi thận.

- Thói quen uống trà, nước soda… thay nước lọc và uống nhiều cà phê

Nhiều người chúng ta có thói quen uống trà và các loại nước khác hàng ngày mà không uống nước lọc đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, điều này không tốt có nguy cơ gây sỏi thận. Bởi vì trong trà chứa nhiều oxalat, một trong những hóa chất quan trọng dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

Người ta còn tìm thấy caffeine trong cà phê. Đây có thể coi là chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ sỏi thận nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên.

Mặc dù trà và các loại nước giải khát là thức uống phổ biến, tiện dụng với nhiều người nhưng các khuyến cáo không nên quá lạm dụng, thay vào đó nên uống nước lọc hoặc nước chanh để làm dịu cơn khát, có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt không nên thay thế các loại nước hoàn toàn mà không uống nước lọc sẽ không tốt cho thận cũng như sức khỏe.

Chủ động phòng ngừa sỏi thận ngay từ hôm nay bằng các biện pháp sau:

Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước) Hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng cho nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Ăn uống điều độ: không bỏ bữa, hạn chế ăn quá mặn, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, oxalat… Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe… Rèn luyện sức khỏe thường xuyên Đi khám sức khỏe định kỳ….

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại