Tên lửa Kinzhal lần đầu khai hỏa ở Bắc Cực: Bị Nga "kề dao vào cổ", Mỹ bất lực chịu trận

Trà Khánh |

Sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Kinzhal ở Bắc Cực đối với Mỹ mà nói là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, bởi theo như tuyên bố của Nga đây là thứ vũ khí không thể bị đánh chặn.

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin hôm 30/11 đưa tin, trong giữa tháng 11 vừa qua Không quân Nga đã lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh Kinzhal (biệt danh Dao găm) ở Bắc Cực. Dĩ nhiên, đảm nhận vai trò thử nghiệm Kinzhal lần này vẫn là tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31K.

Thông tin về việc Quân đội Nga thử nghiệm Kinzhal ở Bắc Cực được TASS dẫn lại từ các nguồn tin quân sự giấu tên trong Quân đội Nga.

Cũng theo nguồn tin này cho biết, tên lửa Kinzhal được phóng đi từ một chiếc MiG-31K "cải tiến" tấn công một mục tiêu giả định bên trong căn cứ quân sự Pemboy, tại Komi vùng Bắc Cực thuộc Nga.

Còn chiếc MiG-31K mang theo Kinzhal cất cánh từ căn cứ không quân OlITEDorsk cách mục tiêu hơn 1,200km.

Một tin khác của TASS cũng cho biết, tên lửa siêu thanh Kinzhal trong hành trình bay tới mục tiêu ở nhiều thời điểm khác nhau tốc độ tên lửa đạt tới hơn Mach 10.

Tên lửa Kinzhal lần đầu khai hỏa ở Bắc Cực: Bị Nga kề dao vào cổ, Mỹ bất lực chịu trận - Ảnh 2.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal trong lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 2018. Ảnh: Sputnik.

Hiện Không quân cũng như Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.

Tuy nhiên, việc tên lửa siêu thanh xuất hiện ở Bắc Cực là một động thái cho thấy Moscow đang muốn gia tăng ảnh hưởng quân sự của mình ở vùng cực bằng các loại vũ khí tấn công thế hệ mới mà Kinzhal là một trong số đó.

Tên lửa Kinzhal lần đầu khai hỏa ở Bắc Cực: Bị Nga kề dao vào cổ, Mỹ bất lực chịu trận - Ảnh 3.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal là một trong số 6 vũ khí tương lai của Quân đội Nga được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trong một cuộc họp báo vào đầu năm 2018.

Với tầm bắn của tên lửa Kinzhal (hơn 2,000km) cũng như tầm tác chiến của tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31K (trên dưới 3,000km), Moscos hoàn toàn có thể sử dụng mẫu tên lửa này như một thứ vũ khí răn đe chiến thuật hoặc cả chiến lược (mang theo đầu đạn hạt nhân).

Cụ thể, một phi đội gồm hai chiếc MiG-31K mang theo hai tên lửa Kinzhal được trang bị đầu đạn hạt nhân hoàn toàn có đủ khả năng tấn công vào các "mục tiêu có giá trị" ở bờ Đông nước Mỹ từ ngoài khơi Greenland mà vẫn có thể quay trở về căn cứ an toàn.

Trong khi đó, theo như Bộ Quốc phòng Nga công bố với hành trình bay có thể đạt tới Mach 10 (gần 12,000km/h) thì khả năng Kinzhal bị các hệ thống phòng không thông thường đánh chặn là cực thấp.

Do đó không hề nói quá khi cho rằng, việc Không quân Nga triển khai tên lửa Kinzhal tới Bắc Cực sẽ giúp Moscow có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tấn công phủ đầu hoặc trả đũa Mỹ hoặc các đồng minh NATO trong một cuộc xung đột ở Bắc Cực.

Về phần Mỹ, Lầu Năm Góc hiện có khá ít lựa chọn để đối phó hiệu quả với các loại vũ khí tấn công thế hệ mới của Nga, nhất là các loại vũ khí siêu thanh như Kinzhal. Do đó sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Kinzhal ở Bắc Cực đối với Washington mà nói là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng

Không quân Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh 'Kinzhal' trên tiêm kích đánh chặn MiG-31K.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại