Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã qua "cơ bạo bệnh"?
Ngày 15/4, Hải quân Mỹ tuyên bố Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã vượt qua "cơn bạo bệnh" Covid-19 khi đang ở trên biển. Chad Hollinger, sĩ quan phụ trách mảng vũ khí trên tàu sân bay cho biết trong một bản tin của Hải quân Mỹ:
"Cho đến nay, chúng tôi đã làm sạch hơn 2.000 khu vực trên tàu sân bay, ước tính khoảng 80 % của con tàu. Tôi không thể tự hào hơn khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo đội (phản ứng nhanh) này và chắc chắn là sẽ không thể có một đội tốt hơn để hoàn thành công việc này.
Thật không dễ dàng gì, đó là công việc khó khăn, nhưng chúng tôi đang chiến đấu với nó (Covid-19). Có một tia sáng ở cuối đường hầm và chúng ta sẽ đến đó".
Một thành viên đội phản ứng phun thuốc khử trùng tại khoang ngủ dành cho thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71)
Hollinger, người mà thủy thủ đoàn đặt biệt danh là Mr.Cleaner (Ông dọn dẹp) giải thích thêm: "Khi các đội tiến hành dọn dẹp (khử trùng) con tàu chiến dài 1.092 feet (332,8 mét), họ đã phải niêm phong từng khu vực một".
"Tôi đã thành một "bleach-a-palooza" (tạm dịch: một người tẩy trắng)" một thủy thủ được giao nhiệm vụ pha chế và phun dung dịch khử trùng trên tàu sân bay bình luận.
"Đây là một nỗ lực tập thể, mọi người đều cố gắng hết sức và làm việc "tay trong tay" để mọi khu vực trên tàu an toàn do được khử trùng 2 lần mỗi ngày. Nếu thủy thủ đoàn ở khu vực đó muốn khử trùng chỉ sau vài giờ, chúng tôi cũng tán thành và thực hiện.
Chúng tôi cũng cung cấp găng tay, vải vụn, thuốc khử trùng, xô và bất kỳ vật dụng nào khác cần thiết để thực hiện công việc dọn dẹp cho thủy thủ đoàn.
Điều quan trọng là bên cạnh việc dọn dẹp thường xuyên, chúng tôi đảm bảo mọi thành viên trên tàu sân bay đều có được những gì thứ họ cần."
Thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Guam hỗ trợ thủy thủ đoàn tàu sân bay Theodore Roosevelt trong khu cách ly.
Tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ trên tàu sân bay
Tuy nhiên, quá trình khử trùng trên tàu sân bay cũng phải đối mặt với một vấn đề khác, đó là khi thủy thủ đoàn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại mà không đủ trang thiết bị bảo hộ.
Vào ngày 8/4, tờ San Francisco Chronicle tiết lộ rằng các thành viên thủy thủ đoàn đang "cọ rửa" con tàu của họ trong khi chỉ có các trang thiết bị bảo hộ ở mức tối thiểu. Những thủy thủ đeo găng tay cao su là (thứ duy nhất được cấp phát) và đeo các khẩu trang tự chế từ áo phông.
Chuẩn đô đốc John Menoni, quan chức quân sự cao cấp của Mỹ tại đảo Guam cũng cam kết với tờ báo rằng ông đã được đảm bảo rằng họ sẽ cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ trên tàu.
Tuy nhiên, 5.000 thành viên thủy thủ đoàn đang sử dụng các khẩu trang không phải đến từ các Hải quân Mỹ, mà từ một nhóm người tình nguyện dẫn đầu bởi cựu sĩ quan Robert Harmon tại Nam California (cảng nhà của Roosevelt).
Vào đầu tuần, ông Robert Harmon đã tuyên bố với tờ báo địa phương rằng ông đã tập hợp một nhóm thợ may địa phương để sản xuất khẩu trang cho "The Big Stick" (Cây gậy lớn - một từ lóng dùng để chỉ tàu sân bay Theodore Roosevelt).
Cho tới nay, nhóm tình nguyện nói trên đã có 500 thành viên và sản xuất được 12.000 khẩu trang để cung cấp cho Hải quân Mỹ.
Nhóm tình nguyện của ông Robert Harmon và một số thành phẩm khẩu trang chuẩn bị được đưa tới tàu USS Theodore Roosevelt (Nguồn: Orange County Register).
Vấn đề sa thải hạm trưởng tàu sân bay có được giải quyết "êm đẹp"?
Dịch Covid-19 lan rộng trên tàu Theodore Roosevelt khi nó đang lênh đênh trên biển Philippines vào giữa tháng 3/2020.
Sau khi hàng chục ca nhiễm được phát hiện, chỉ huy trưởng lúc của tàu, Hạm trưởng Brett Crozier, đã viết một lá thư "cầu xin" hỗ trợ cách ly hàng nghìn thuyền viên tới các nhà lãnh đạo Hải quân.
Sau khi bức thư đó bị rò rỉ với báo giới, Crozier đã bị sa thải.
Bộ trưởng Hải quân lúc đó là ông Thomas Modly đã phải đối mặt với "cơn bão lửa" chỉ trích về quyết định "tàn khốc" của ông với Crozier. Thủy thủ đoàn đã hô vang khẩu hiệu ủng hộ hạm trưởng khi ông rời tàu, còn các nhà lập pháp Mỹ đã yêu cầu tiến hành điều tra về vụ việc.
Dưới áp lực này, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (người đã đồng ý với ông Thomas Modly về việc sa thải Crozier) đã phải tuyên bố với kênh CBS rằng một cuộc điều tra sẽ được tiến hành và các quyết định liên quan tới Crozier sẽ chỉ được thông qua khi điều tra kết thúc.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hiện đang cập cảng ở Guam.
Ngày 15/4, Nate Christensen, phát ngôn viên của Hải quân Mỹ trả lời phỏng vấn của tờ New York Times rằng hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vụ việc nhưng lưu ý rằng họ đã có kết quả điều tra sơ bộ.
Nghị sĩ Jackie Speier, người đứng đầu Tiểu ban Nhân sự Quân sự thuộc Hạ viện Hoa Kỳ bình luận:
"Hạm trưởng Crozier đã làm việc đúng đắn. Ông đã đặt tính mạng thủy thủ đoàn của mình lên hàng đầu. Trừ phi họ (Hải quân Mỹ) phục chức cho ông ấy, bằng không họ sẽ phải tiến hành cải tổ trên diện rộng".
Trong lúc Hải quân Mỹ phải đứng trước "ngã ba đường" khó khăn nói trên thì khoảng 615 thành viên thủy thủ đoàn của tàu sân bay đã dương tính với SARS-CoV-2 (bao gồm Hạm trưởng Crozier và 2 thủy thủ đã thiệt mạng).
Đại úy Carlos Sardiello (hiện đảm nhiệm vị trí hạm trưởng của Theodore Roosevelt thay cho Crozier) mới đây đã chia sẻ thông tin rằng các thành viên thủy thủ đoàn được phát hiện nhiễm virus trong đợt đầu tiên đang "hoàn tất quá trình phục hồi".
Cuộc tiễn đưa "náo động" của thủy thủ đoàn tàu USS Theodore Roosevelt.