Tiêm kích Su-35: "Ông hoàng" bá chủ Không quân Nga

Anh Tú |

Su-35 đã từng được Không quân Nga triển khai ở Syria, hoạt động rất gần với các máy bay F-22 của Mỹ và thậm chí đã thành công trong việc "khóa bắn" F-22 Raptor.

Dòng máy bay chiếm ưu thế trên không Su-35 thế hệ 4++ được Không quân Nga đưa vào sử dụng từ năm 2014. Chiếc Su-35 thứ 100 đã rời xưởng sản xuất vào giữa tháng 12/2018 và hiện Quân đội Nga đang có tổng cộng 80 chiếc trong biên chế.

Chương trình chế tạo máy bay này được đánh giá là một trong những thành công vượt bậc của ngành hàng không quân sự Nga kể từ khi Liên Xô tan rã. Su-35 hội tụ đầy đủ những tính năng ưu việt nhất của dòng Su-27 tiền nhiệm do Liên Xô chế tạo: tiết diện phản xạ radar nhỏ hơn, động cơ đẩy vector 3 chiều mạnh mẽ hơn, các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến hơn.

Đặc biệt, Su-35 được trang bị những vũ khí tấn công uy lực nhất như tên lửa không đối không R-77 và R-37M, khoang chứa rộng có khả năng mang theo tới 14 quả tên lửa và các cảm biến hiện đại, chẳng hạn như radar Irbis-E.

Tiêm kích Su-35: Ông hoàng bá chủ Không quân Nga - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa Su-35 hoạt động song song cùng Su-57

Dòng máy bay chiếm ưu thế trên không Su-35 không những vượt trội hơn về khả năng tác chiến so với các chiến đấu cơ thế hệ 4 của phương Tây như F-15C hay Eurofighter Typhoon mà còn được Quân đội Nga đem ra làm đối trọng với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 của Mỹ.

Điều này là hoàn toàn có thể bởi Su-35 đã từng được Nga triển khai ở Syria, hoạt động rất gần với các máy bay F-22 của Mỹ và thậm chí đã thành công trong việc khóa bắn F-22 Raptor.

Nhờ những ưu điểm vượt trội, Su-35 luôn nhận được sự quan tâm lớn của các quốc gia nước ngoài. Quân đội Trung Quốc đã triển khai 24 chiếc Su-35 bên cạnh dòng máy bay thế hệ 5 Chengdu J-20, trong khi Indonesia đặt mua tới 11 chiếc. Algeria và Ai Cập được cho là cũng đã đặt hàng mua Su-35 từ Nga dù chưa chính thức xác nhận.

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến Không quân Nga quyết định duy trì dây chuyền sản xuất Su-35. Ngoài ra, nếu so với Su-57 thì chi phí chế tạo Su-35 cũng thấp hơn, đó là chưa kể tới hai dòng máy bay có thể bổ sung tính năng chiến đấu cho nhau rất tốt.

Khi ngân sách vận hành Su-57 lớn hơn và quy mô sản xuất vẫn còn tương đối khiêm tốn trong thập kỷ tới đây (chưa đến 80 chiếc) thì phi đội Su-35 sẽ vẫn duy trì vai trò là dòng máy bay chiến đấu chủ đạo trong Không quân Nga, nhất là trước viễn cảnh Mỹ sẽ đưa vào biên chế nhiều hơn các tiêm kích F-15EX và F-35.

Những pha nhào lộn ngoạn mục của Su-35

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại