Tại sao càng già uống rượu bia càng có hại?

Nguyễn Hoà |

Cùng với thời gian, cơ thể con người ngày càng có nhiều sự thay đổi, sức chịu đựng của cơ thể kém đi. Đó là lý do tại sao các tác động của đồ uống có cồn lại tệ hơn khi bạn già đi?

Vì sao càng lớn tuổi, cơ thể càng gặp nguy hiểm khi dùng rượu bia?

"Tôi không thể uống như tôi từng làm!" Đây là một trong những câu nói thể hiện sự kiềm chế phổ biến ở những người 30 tuổi trở lên.

30 tuổi là độ tuổi cơ thể bắt đầu cảm thấy khó khăn để tiếp nhận những buổi tiệc tùng thâu đêm, và thật không may, cơ thể vẫn tiếp tục khó khăn hơn khi bạn ở ngoài độ tuổi này.

Thậm chí, nếu bạn đã từng là những ông vua hay nữ hoàng của những buổi tiệc, việc tiêu thụ một lương bia ở độ tuổi 29 là hoàn toàn khác so với độ tuổi 21, nó có thể sẽ khiến bạn mê mệt trên giường vào ngày hôm sau.

Đúng là những đồ uống có cồn có xu hướng tác động xấu hơn khi bạn già đi theo tuổi tác. Tuổi ảnh hưởng đến cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau, và cách cơ thể bạn xử lý những đồ uống có cồn là một trong số đó.

Bởi vì cơ thể bạn có thể hiểu rượu như là một chất độc. Khi rượu vào cơ thể, gan tiếp tục chuyển hoá rượu thành các hoá chất khác nhau một cách dễ dàng để phá vỡ nó và loại bỏ khỏi cơ thể của bạn.

Tại sao càng già uống rượu bia càng có hại? - Ảnh 1.

Một nghiên cứu của Hàn Quốc chỉ ra rằng, khi già đi, gan của bạn sẽ tạo ra ít enzym và chất chống oxi hoá hơn khiến cho việc chuyển hoá rượu gặp khó khăn.

Một trong những loại enzym này là cồn dehydrogenase (ADH) – hay còn được gọi là "tuyến phòng thủ chính" chống lại các chất chứa cồn.

Nó bắt đầu quá trình chuyển hóa rượu nhiều lần bằng cách biến bia hoặc rượu - hoặc bất cứ thứ gì bạn hấp thụ - thành một hợp chất hóa học gọi là acetaldehyde.

Trớ trêu thay, chất này thậm chí còn độc hại hơn các loại rượu mạnh, và sự tích tụ acetaldehyde có thể gây buồn nôn, tim đạp nhanh và mặt đỏ bừng. Tuy nhiên, nó không tồn tại ở trạng thái này lâu dài.

Một loại enzym khác gọi là aldehyde dehydrogenase (ALDH) giúp chuyển đổi độc tố xấu thành một chất mới gọi là acetate, giống như giấm.

Cuối cùng, nó được chuyển đổi thành CO2 hoặc nước và bị đẩy ra khỏi cơ thể của bạn. Có thể bạn đã nghe những khuyến cáo mỗi giờ một lần rằng, cần một khoảng thời gian dài để gan bạn có thể hoàn thành toàn bộ quá trình này.

Vì vậy, điều này rất có ý nghĩa đối với những người uống rượu không thường xuyên ở giữa khoảng tuổi từ 20 đến 29 tuổi.

Tóm lại: Khi các enzym trong gan của bạn giảm dần theo độ tuổi, cơ thể bạn trở nên yếu hơn trong việc chuyển hóa rượu. Rượu ở lâu hơn trong cơ thể của bạn, dẫn đến các triệu chứng khó chịu kéo dài như đau đầu và buồn nôn.

Hiện tượng này cũng có thể được giải thích, bởi thực tế là cơ thể chúng ta có xu hướng mất cơ và mất nước theo thời gian. Những người có nhiều chất béo trong cơ thể cũng không thể phá vỡ các chất có cồn. Những người có ít nước trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho chất cồn tập trung lâu hơn trong cơ thể của bạn.

Đây là một trong những lý do tại sao phụ nữ, những người thường có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể cao hơn nam giới, thường chịu tác động xấu hơn bởi các loại đồ uống có cồn so với nam giới cùng tuổi. Phụ nữ cũng là những người có ít enzyme ADH hơn.

Ngạc nhiên hơn, khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn trở nên xấu đi thông qua một quá trình gọi là miễn dịch. Điều này có nghĩa là việc phục hồi từ bất cứ thứ gì – bao gồm cả những đồ uống có cồn — trở thành một thách thức lớn với tuổi tác.

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày Mark Welton ở Mỹ đã chia sẻ với tạp chí Man's Health rằng: "Khi chúng tôi già đi, toàn bộ quá trình phục hồi của cơ thể đối với tất cả mọi thứ đều khó khăn hơn, lâu hơn và chậm hơn".

Nói vậy có vẻ giống như một "kẻ phá đám", nhưng chúng tôi không nói để bạn đặt ly xuống. Tuy nhiên, nếu định uống, hãy lắng nghe những hạn chế trong cơ thể bạn.

*Theo Msn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại