Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Các chất béo xấu trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Giảm chức năng não: Thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận: Thức ăn nhanh chứa một lượng muối khá lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận.
Tổn thương gan: Thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng xấu đến men gan và gây ra các tổn thương gan.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa: Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ do đó làm tăng nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn.
Tăng nguy cơ ung thư: Hàm lượng đường và chất béo cao trong thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Khiến bạn mệt mỏi: Thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng, vitamin do đó việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phầm này có thể dẫn đến mệt, suy nhược./.