Sốt 21 ngày không đi tiểu, bé 1 tuổi suy thận nặng: Gia đình òa khóc khi biết nguyên nhân

Vân Hồng |

Trẻ khỏe hay yếu bệnh phụ thuộc rất lớn vào quá trình và thói quen chăm sóc của người lớn. Việc em bé 1 tuổi đã bị suy thận nặng vì sự thiếu hiểu biết của người lớn là một bi kịch.

1 tuổi đã bị suy thận nặng, 21 ngày sốt không đi tiểu

Gần đây, một em bé tên là Bảo Bảo, 1 tuổi ở Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục tới 21 ngày không giảm, đồng thời bị bí tiểu nên hầu như không đi tiểu trong những ngày bị ốm.

Không những thế, bé còn bị nôn liên tục, uống thuốc giảm sốt không có tác dụng khiến cho bố mẹ của bé vô cùng sợ hãi, không khí gia đình như ngàn cân treo đầu sợi tóc.

Theo kết quả khám nghiệm của bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ), bé có hiện tượng bị kiệt sức, gần như nằm thiếp đi trong tình trạng nguy kịch, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị suy thận nặng khiến gia đình bé khóc òa vì sợ hãi.

Theo ý kiến của bác sĩ trực tiếp khám cho bé Bảo thì trong thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc các bệnh về thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ.

Nguyên nhân chính được bác sĩ khuyến cáo khẩn thiết chính là do thói quen cho trẻ ăn quá mặn của nhiều gia đình.

Sốt 21 ngày không đi tiểu, bé 1 tuổi suy thận nặng: Gia đình òa khóc khi biết nguyên nhân - Ảnh 1.

Người làm bếp nên hạn chế thói quen nêm nhiều muối (Ảnh minh họa)

Muối chính là "sát thủ giấu mặt"

Quá nhiều gia đình có thói quen ăn nhiều muối, nước mắm. Người lớn ăn bao nhiêu đều nêm cho trẻ ăn bấy nhiêu, thậm chí nhiều người thường nêm "quá tay" khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Điều này về lâu dài sẽ khiến cơ thể của trẻ phải nạp vào một lượng muối quá lớn, trong khi thận còn yếu, chức năng chưa hoàn thiện, dẫn đến tích nước, ứ lại và gây suy viêm.

Khi muối quá nhiều trong cơ thể không chỉ gây ra gánh nặng cho thận, mà còn ảnh hưởng lớn đến nhịp đập của tim, khiến cho trẻ không thể phát triển bình thường khỏe mạnh.

Hơn nữa, khi ăn nhiều muối sẽ làm cho trẻ luôn luôn bị khát, bé phải tiết nước bọt nhiều, dẫn đến suy giảm số lượng lysozyme tự nhiên trong miệng.

Chức năng chính của Lysozym là diệt khuẩn, khi bị thiếu cũng đồng thời làm giảm khả năng diệt vi khuẩn trong miệng, hạn chế chức năng bảo vệ cơ thể, chống virus, làm suy yếu sức đề kháng của bé đến dễ phát bệnh.

Một trong những tác hại của việc ăn nhiều muối là làm thay đổi vĩnh viện khẩu vị của trẻ, khiến cho trẻ mắc thói quen ăn mặn, lâu dài cũng sẽ sinh ra các bệnh về thận. Trẻ sẽ mất cảm giác về cảm nhận hương vị, ăn không ngon, chức năng khẩu vị mất đi sự nhạy cảm.

Sốt 21 ngày không đi tiểu, bé 1 tuổi suy thận nặng: Gia đình òa khóc khi biết nguyên nhân - Ảnh 2.

Muối chính là "sát thủ dấu mặt" gây hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo ý kiến của bác sĩ, nếu cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng ăn muối, thì hàm lượng muối không được vượt quá 0,5g mỗi ngày. Giai đoạn này vốn chỉ được phép cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa hoàn toàn, nếu phải ăn dặm thì nên hạn chế ăn muối càng ít càng tốt. Thậm chí không cần nêm muối.

Lứa tuổi trẻ em được khuyến cáo tỷ lệ nêm muối trong bữa ăn không nên vượt quá 3g mỗi ngày. Người trưởng thành không nên ăn vượt quá 6g muối/ngày.

Vào mùa hè, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bạn có thể ăn muối nhiều hơn 1 chút so với mùa đông.

Các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên rằng, trong thực phẩm bản thân nó đã chứa các khoáng chất, bao gồm vị chua cay mặn ngọt đắng tự nhiên, nếu bạn ăn "vã" thức ăn không cần nêm muối là một thói quen tốt.

*Theo Health/TT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại