Trái xoài và những bộ phận khác của cây xoài, như lá xoài, vỏ thân cành, hạt xoài... cũng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, tác dụng làm thuốc của xoài, được ghi chép sớm nhất trong sách “Thực tính bản thảo”; sau đó được ghi chép rất đầy đủ trong sách “Bản Thảo Cương mục Thập di” của Triệu Học Mẫn.
Trái xoài có một tác dụng hết sức đặc biệt, mà lâu nay dường như đã bị lãng quên, đó là: Có thể sử dụng để phòng say sóng trong các cuộc hành trình trên biển.
Đây là một kinh nghiệm, mà những người đi biển đã phát hiện ra từ thời xa xưa và đã được nhà dược học nổi tiếng Triệu Học Mẫn kiểm chứng và đã ghi lại trong bộ sách “Bản thảo Cương mục Thập di” - một trong những bộ sách thuốc cổ có uy tín nhất, đứng trong top các sách thuốc có tần suất trích dẫn cao nhất.
Phương pháp sử dụng trái xoài để chống say sóng khi đi biển, đã được Triệu Học Mẫn ghi lại cụ thể như sau:
“Say thuyền (thuyền vựng) là tình trạng đi thuyền bị chóng mặt, người phương bắc gọi là “khổ thuyền”; ngồi trên thuyền thì nôn mửa liên tục và không thể ăn uống (đa ẩu thổ bất thực), nhưng khi lên trên bờ thì khỏi.
Hiện tượng này hay gặp ở những người vị nhược (chức năng của dạ dầy bị suy yếu). Trái xoài vị ngọt hơi chua, có tác dụng ích vị (cải thiện chức năng của dạ dày), có thể giải trừ được tình trạng say thuyền.
Do đó, những người đi biển thường mua nhiều xoài để dự phòng. Ngoài tác dụng chống say sóng khi đi ngoài biển, còn có thể sử dụng trái xoài để chống say xe.
Theo kinh nghiệm dân gian, để chống sau tàu hoặc say xe, có thể ăn vài trái xoài tươi hoặc dùng trái xoài sắc nước uống.
Kinh nghiệm này thấy được ghi chép trong nhiều sách về ẩm thực liệu pháp có uy tín như “Ẩm thực trị liệu chỉ nam”, “Quả phẩm thực liệu”, “Thực phẩm doanh dưỡng dữ thực liệu”, ...
Như vậy có thể thấy sử dụng trái xoài để chữa say tàu xe là một thông tin có căn cứ, đã được ghi chép lại trong một số sách thuốc cổ kim. Những người dễ bị say tàu xe có thể áp dụng thử, mà không sợ có phản ứng phụ.
Nhân hạt xoài sấy khô tán bột được nhân dân Malaixia, Ấn Độ và Braxin dùng làm thuốc giun với liều 1,5 đến 2g. Tại Malaysia nhân dân còn dùng chữa chảy máu tử cung, trĩ.
Tại Philipin người ta còn dùng chữa tiêu chảy: nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít.
Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 - 60g thuốc chế như trên.
Vỏ thân xoài dùng tươi hay khô. Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả; vỏ khô dùng dưới dạng thuốc sắc. Nhân dân Cămpuchia dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ.
Tại miền Bắc, vỏ cây xoài được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng (ngậm và nhổ đi).
>> Những lợi ích "kỳ diệu" của cây lá bỏng
>> Khi thấy lưỡi có biểu hiện sau, phải đi khám ung thư ngay