Trong số các loài ký sinh trùng, Dracunculiasis (còn gọi là Guinea worm) là loại được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất bởi sự có mặt của nó gây ra những tác động khủng khiếp cho cơ thể con người cũng như khả năng lây truyền dễ dàng của nó trong môi trường sống.
Guinea worm gây ra bởi một loại giun cái D. medinensis - loại giun tròn lớn nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người. Loại giun này có kích thước khổng lồ mà người ta được là 800mm chiều dài và 2mm đường kính ở 1 con giun cái.
Ký sinh trùng này di chuyển đi khắp các mô dưới da của nạn nhân, gây nên các cơn đau dữ dội, đặc biệt khi chúng xảy ra tại khớp.
Cuối cùng, giun lồi lên (phần lớn là trên mu bàn chân), gây ra các tình trạng phù đau nhức, một vết phỏng lồi trên mặt da và loét đi kèm theo sốt, buồn nôn và nôn mửa.
Khi người bị nhiễm loại giun này, cơ thể sẽ xuất hiện các vết sần dưới da và sau đó sinh ra vết loét. Tại vết loét này, đầu giun sẽ nhô ra.
Khi giun tiếp xúc với môi trường nước lạnh (do con người để vết loét tiếp xúc với nước), cơ thể sẽ co lại sau đó vỡ ra khiến cho hàng ngàn ấu trùng được bung ra trong nước. Ấu trùng này tồn tại trong nước vài ngày trước khi chúng tìm thấy vật chủ mới để ký sinh.
Chu ký sinh học của ký sinh trùng Guinea (Nguồn: Viện sốt rét Côn trùng Ký sinh trùng Quy Nhơn)
Người bị nhiễm do uống hay dùng phải nguồn nước ô nhiễm có chứa các loài giáp xác nhỏ mang mầm bệnh là các ấu trùng D. medinensis.
Sau khi nuốt phải, các loài giáp xác nhỏ này chết và ly giải ra các ấu trùng, các ấu trùng này đi xuyên qua dạ dày và thành ruột và đi vào trong khoang bụng và đi ngược vào khoang phúc mạc.
Những hình ảnh rợn người khi kéo giun chỉ Guinea ra khỏi cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)
Khoảng chứng một năm sau khi nhiễm, con giun cái gây ra các nốt phỏng trên da, chứa dịch. Các nốt này có thể vỡ ra bất cứ lúc nào.
Bệnh nhân thường có xu hướng tiếp xúc với nước để giảm đau và đây chính là cơ hội để giun cái trồi ra ngoài da, ly giải rất nhiều ấu trùng vào trong nước.
Điều này không những gây ô nhiễm nguồn nước mà còn bắt đầu 1 chu trình mới của giun chỉ Guinea tìm thấy những vật chủ khác để ký sinh.
Căn bệnh Guinea worm nhìn bề ngoài cũng rất đáng sợ. Ở những người nhiễm bệnh này, ta thường sởn gai ốc vì bắt gặp cảnh người bệnh dùng tay kéo con giun từ những vết thương mở ra ngoài, có những con giun dài tới trên 1 mét.
Theo các chuyên gia ở Đại học Y khoa Vệ sinh và Y học nhiệt đới London, Anh cho biết bệnh giun chỉ này phát triển mạnh tại các nước châu Phi. Căn bệnh phát triển âm thầm khiến người bệnh không hề hay biết tận cho đến khi xuất hiện sự đau nhức.
Mặc dù bệnh này hiếm khi gây tử vong nhưng lại làm cho người bệnh ốm yếu, mệt mỏi kéo dài, không thể làm việc được, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thu nhập, trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Bệnh Guinea đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí là hàng triệu năm và tưởng chừng đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1980 sau những chiến dịch nhằm quét sạch nó.
Tuy nhiên, cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo căn bệnh này có nguy cơ quay trở lại do sự ô nhiễm trầm trọng nguồn nước sinh hoạt nhất là ở các nước châu Phi.
(Theo tài liệu của VIện Sốt rét Côn trùng Ký sinh trùng Quy Nhơn)
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!