Gạo trắng nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường và béo phì
Gạo trắng có chứa hàm lượng tinh bột đường cao nhất ( chỉ số đường huyết là 64/100) trong tất cả các loại thực phẩm được cho là có chỉ số đường huyết cao nhất.
Hàm lượng đường cao khiến người tiêu thụ nhiều gạo trắng sẽ khiến chỉ số đường huyết trong máu lên cao gây nên bệnh tiểu đường cũng như tích tụ mỡ gây béo phì.
Trong khi có tới 90% lượng người Việt và người Châu Á coi gạo trắng là loại thực phẩm tiêu thụ nhiều nhất trong khẩu phần ăn của mình hàng ngày, cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý làm "chất xúc tác" cho bệnh tiểu đường phát triển.
Tương tự những người bị béo phì cũng nằm trong số những đối tượng tiêu thụ lượng gạo trắng lớn.
Cách nấu cơm như thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường?
Việc thay thế toàn bộ lượng gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày là không thể, bởi cơ thể chúng ta cũng cần lượng calo và tinh bột nhất định để hoạt động.
Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, cách nấu cơm “khác thường” sẽ giúp giảm lượng calo mà bạn phải tiêu thụ từ gạo trắng và giúp bạn hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi tiêu thụ lượng tinh bột lớn.
Để vẫn đảm bảo lượng lương thực trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng giúp làm giảm lượng calo từ cơm trắng và làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường bạn nên nấu gạo với dầu dừa.
Nấu cơm với dầu dừa để phòng tránh bệnh tiểu đường và béo phì
Cách làm:
Vọ gạo sạch, cho vào nồi với lượng nước tương ứng, có thể ít hơn một chút với bình thường. Đun đến khi nước sôi bạn chế thêm dầu dừa vào, lượng tương ứng khoảng 3% so với lượng gạo mà bạn đang nấu. Và để cơm chín như bình thường
Cách dùng:
Sau khi cơm chín bạn cho cơm vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 12 giờ và khi ăn bạn có thể làm nóng trở lại để thưởng thức. Ăn kèm với thức ăn như bình thường.
Tác dụng ra sao?
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Sudhair James tại Trường ĐH Khoa học Hóa chất, Sri Lanka, cho biết khi bạn áp dụng cách nêu trên để nấu cơm “có thể làm giảm lượng calo cung cấp từ cơm khoảng 50%-60%”.
Nhóm nghiên cứu này đã thử nghiệm trên 38 loại gạo ở Sri Lanka và đều thu được những kết quả khả quan.
Ngoài ra, cách nấu này còn giúp tăng cường các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bởi khi nấu gạo thành cơm sẽ tạo ra 2 loại tinh bột.
Đó là tinh bột dễ hấp thu để tạo thành glucose hoặc glycogen và dạng tinh bột phải chờ đợi một thời gian dài mới có thể chuyển đổi thành glucose hoặc glycogen.
Dạng khó hấp thu và chuyển hóa sẽ mang lại tác hại lớn khi chúng cung cấp calo cho cơ thể và sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ gây béo phì.
Việc nấu cơm bằng công thức mới sẽ giúp lượng tinh bột có hại giảm đi đến 50%. Ăn cơm nấu dầu dừa sẽ giúp bạn tăng miễn dịch với bệnh tiểu đường, tránh tăng cân nhanh ở những người thường xuyên tiêu thụ lượng tinh bột lớn từ gạo trắng.
Lưu ý: Tuy có tác dụng rất tốt trong phòng tránh tiểu đường và béo phì nhưng cách nấu và sử dụng cơm như vậy cũng sẽ dễ khiến bạn bị ngộ độc nếu không làm theo đúng quy trình bảo quản.
Do đó, hãy ghi nhớ rằng bạn chỉ được để cơm trong ngăn mát tủ lạnh đúng 12 giờ và cần phải làm nóng trước khi ăn.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email songkhoe@soha.vn.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!