Phác đồ chuẩn đoán, điều trị sởi mới: Thêm hi vọng cho cha mẹ

Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế vừa họp và đã thống nhất sử dụng thêm Gamma globulin miễn dịch, một chất tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Theo ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh sởi dẫn đến suy giảm miễn dịch cấp tính, ngay sau khi mắc sởi, cơ thể đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, vi sinh vật khác rất kém. Vì vậy, ngoài phác đồ điều trị bệnh sởi do Bộ Y tế công bố năm 2009, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế vừa họp và đã thống nhất sử dụng thêm Gamma globulin miễn dịch, một chất tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho bệnh nhân mắc sởi.

Đối với trường hợp nặng sẽ tiêm thẳng Gamma globulin vào tĩnh mạch, trường hợp ở mức độ trung bình sẽ tiêm vào bắp để nâng cao sức miễn dịch cho những người mắc bệnh sởi.

Song song với việc bổ sung thêm phác đồ điều trị sởi như trên, ngành Y tế cũng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp kết hợp phát hiện sớm trường hợp biến chứng hô hấp, viêm não khi trẻ mắc sởi để phác đồ điều trị phù hợp nhất, hạn chế tối đa các ca tử vong.

Ông Nguyễn Văn Kính cũng khuyến cáo người dân phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện; rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng; thông thoáng nhà cửa, nơi ở, nơi làm việc, bệnh viện…; tăng cường miễn dịch cho những người có nguy cơ mắc mà trọng tâm là tiêm phòng vaccine.

Phân biệt với một số bệnh có phát ban dạng sởi:

Rubela: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ.

Nhiễm enteroviruts: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng hay kèm rối loạn tiêu hóa.

Bệnh kawasaki: Sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không theo thứ tự.

Ban dị ứng: Kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan.

Video: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giải đáp thắc mắc về việc bệnh viện Bạch Mai nhận 10 máy thở đã qua sử dụng

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại