Những trường hợp rận mu làm tổ trên người khiến bác sĩ phát hoảng

Tuyết Anh (T.H) |

Rận mu tên khoa học học Pthirus pubis là một loại côn trùng ký sinh hút máu để sinh tồn. Rận mu thường ký sinh trên các khu vực lông như lông mu, lông mi, lông nách, tóc…

Những trường hợp rùng rợn khi bị rận mu ký sinh trên cơ thể người

Người phụ nữ Trung Quốc bị 20 con rận mu ký sinh trên mắt

Khoảng tháng 7/2015 một người phụ nữ tên Zhang ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã đến bệnh viện Haida, Sơn Đông, Trung Quốc trong tình trạng mí mắt trái bị sưng tấy, chảy mủ.

Bna đầu, bà Zhang chỉ nghĩ mình bị đau mắt bình thường nhưng sau đó người con trai của bà đã phát hiện “những sinh vật nhỏ chuyển động” trên mí mắt của bà.

Thông qua quá trình thăm khám và soi các bác sĩ gắp được 20 con rận mu ký sinh trên mí mắt của bà.

Cận cảnh rận mu đào hàng trên cơ thể người
Cận cảnh rận mu "đào hàng" trên cơ thể người

Bé 6 tuổi bị rận mu bám đầy mí mắt

Tháng 10/2014 Viện Sốt rét và Ký sinh trung TP.HCM tiếp nhận một bé gái 6 tuổi tên Nguyễn T. A trú tại ở quận 7, Tp. HCM trong tình trạng 2 bên mắt bị sưng ngứa, tróc vảy cùng với các vết tróc vảy trên đầu.

Theo gia đình cho biết cháu T.A thường xuyên bị ngứa ở mí mắt, mẩn đỏ, đóng vảy và rất hay chớp mắt, thường ngứa về đêm. Qua thăm khám các bác sĩ đã phát hiện trên mí mắt và đầu cháu bé có rất nhiều rận mu ký sinh trên mí mắt và đầu.

Rận mu ký sinh trên mí mắt
Rận mu ký sinh trên mí mắt

Hàng chục con rận mu hút máu bé gái 4 tuổi

PGS, TS Nguyễn Văn Châu - Viện Sốt rét, ký sinh trùng trung ương

Rận bẹn có tên khoa học là Phthirus pubis, gây ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 2% dân số thế giới.

Loài côn trùng này không có cánh, ký sinh và hút máu cơ thể người, hút nhiều lần trong ngày.

Sau khi hút máu thường để lại những vết thâm đen và chai cứng. Chúng sinh sản rất nhanh (đẻ trứng).

Triệu chứng thường gặp là gây ngứa dữ dội, bắt buộc người bệnh phải gãi, nhiễm trùng da…

Loại rận bẹn chỉ gây ngứa về ban đêm, sau khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, ngủ say. Lúc này rận mới cào cấu da, hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu.

Về điều trị, theo ông Châu: “Nếu được xác định chính xác, việc điều trị không khó khăn.

Nhưng nếu không điều trị dứt điểm, việc gãi ngứa gây trầy xước da có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn".

Theo Infonet.vn 

Đầu tháng 3/2015 Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã gắp được hàng chục con rận mu ký sinh trên mí mắt của bé gái Nguyễn Thị Mai (4 tuổi, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Bé Nguyễn Thị Mai được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng mí mắt bị ngứa ngáy, đau đớn và thường khóc thét khi có người đụng vào mí mắt.

Viện sốt rét ký sinh trùng tiếp nhận nhiều trường hợp rận mu ký sinh trên người

Theo thống kê của trang Infonet.vn ngày 26/11/ 2014 các hồ sơ lưu trữ tại Viện Sốt rét, ký sinh trùng trung ương thì có rất nhiều trường hợp bí rận mu ký sinh trên cơ thể đã đến đây điều trị. Tiêu biểu có:

Trường hợp anh Lê Đ. 23 tuổi, trú tại Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội đã đến Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng- Côn trùng Trung ương khám với triệu chứng về đêm ngứa rát vùng mu rất khó chịu.

Sau khi lên mạng tìm hiểu và biết mình mắc bệnh rận mu anh D đã nhanh chóng đến viện Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám và được các bác sĩ điều trị khỏi.

Trường hợp anh Nguyễn Thành D. 29 tuổi, chưa có gia đình, là nhân viên của một cửa hàng bán xe máy trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội có hiện tượng ngứa ngáy vùng kín nhất là về ban đêm.

Trước đó, do ngại ngùng với căn bệnh nhạy cảm ở vùng kín nên anh đã tự mua thuốc về điều trị nhưng không khỏi. Ngoài vùng kín anh D còn tự tay bắt được các con rận trên mí mắt.

Sau khi đến khám và được các bác sĩ tư vấn điều trị, sau 3 ngày anh D đã khỏi bệnh và cảm ơn các bác sĩ rối rít.

Dấu hiệu nhận biết rận mu đang ký sinh trên cơ thể người

Khi ký sinh trên cơ thể người rận mu tiến hành hút máu, đẻ trứng và sinh ấu trùng rất nhanh chóng. Triệu chứng bao gồm:

- Ngứa ngáy dữ dội nhất là về đêm khi cơ thể nghỉ ngơi thì rận mu bắt đầu hoạt động, bò trườn và hút máu.

- Xuất hiện các chấm nhỏ màu xám hoặc đen ở những khu vực có lông mà rận mu ký sinh. Đặc biệt là các vùng lông ở bẹn, lông mi, tóc,…

- Khó phát hiện ra rận mu vì chúng bám sâu trong nang lông. Điều này khiến nhiều người nhầm lần với bệnh ngoài da.

- Vùng da có rận mu ký sinh thường bị trầy xước, lở loét do gãi quá nhiều khiến vùng da này bị tổn thương.

- Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể khi bệnh quá nặng mà không sớm phát hiện ra để điều trị.

Hình ảnh rận mu quá kính hiển vi

Hình ảnh rận mu quá kính hiển vi

- Dễ lây lan qua tình dục và sống chung với người bệnh, các vật dụng trung gian như chăn màn, giường chiếu, quần áo thường là nơi trú ẩn của rận mu.

- Khi rận mu đẻ trứng và sinh ấu trùng bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.

- Màu của rận mu thường giống màu da người nên khó phát hiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại