Những tác hại khi đeo kính áp tròng

LAN THẢO |

Những người đeo kính áp tròng có vi khuẩn trong mắt tương tự như loại sống trên da nhiều hơn so với người đeo kính thông thường.

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy loại kính nhỏ được sinh ra để làm đẹp và tiện lợi hơn kính thông thường lại có thể gây hại cho vi khuẩn trong mắt.

“Mắt có một cộng đồng vi khuẩn bình thường và chúng sẽ phản ứng đối kháng với kẻ xâm nhập”. Tiến sĩ Maria Gloria Dominguez-Bello, phó giáo sư tại Đại học Y khoa New York cho biết.

Đeo kính áp tròng thường xuyên có thể làm rối loạn cân bằng mắt.

Do đó, đeo thêm kính áp tròng sẽ làm rối loạn sự cân bằng mỏng manh trong mắt.

Những nhà khoa học đã chọn lựa khoảng 20 người bình thường để xét nghiệm sự khác nhau của cộng đồng vi khuẩn trong mắt giữa những người đeo kính áp tròng và người không đeo.

Họ quét các phần khác nhau của mắt, xem xét tuần tự các loại vi khuẩn và phát hiện những sự khác biệt lớn giữa những người đeo kính áp tròng với người “bình thường”.

Vi khuẩn trong mắt người đeo kính áp tròng có vẻ tương tự như loại vi khuẩn thường ở trên da hơn là loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong mắt.

Điều này có thể do vi khuẩn trên đầu ngón tay đã lưu lại trên kính áp tròng, di chuyển lên bề mặt của mắt. Và cũng có thể, kính áp tròng có lợi hơn cho vi khuẩn sống trên da thay vì loại vi khuẩn trong mắt.

Sử dụng kính áp tròng được coi là một yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm giác mạc.

Nhưng dù nguyên do là gì, đây cũng là điều bất lợi cho những người đeo kính áp tròng, vì họ đã làm tăng thêm cho mình các loại vi khuẩn đóng vai trò then chốt trong bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc và tất cả các tình trạng sưng viêm liên quan đến mắt.

Sử dụng kính áp tròng có thể gây nên bệnh về mắt, viêm nhiễm và được coi là một yếu tố nguy cơ cho viêm giác mạc.

Nghiên cứu này khá nhỏ và còn sơ bộ để tạo nên sự thay đổi thực sự trong việc chăm sóc mắt, nhưng những nhà khoa học kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về vi sinh khuẩn trong mắt – một cộng đồng vi khuẩn phong phú chưa từng được chú ý nhiều như vi khuẩn trên da và trong ruột.

“Mặc dù rất quan trọng cho nhãn khoa, vi khẩun mắt đã hầu như bị lãng quên và tính chất của chúng vẫn chưa được rõ,” Tiến sĩ Dominguez-Bello nói.

(Theo Time)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại