Những chuyện gây sốc về nạn nạo phá thai của nữ công nhân

Hạnh Thúy |

“Giá như ngày ấy, tôi không coi việc lên giường với nhiều cô gái là bằng chứng chứng tỏ bản lĩnh đàn ông, giá như ngày ấy tôi biết sử dụng các biện pháp an toàn để phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục thì ngày hôm nay đã khác, không phải lo lắng để chờ đợi kết quả xét nghiệm HIV”, một bạn nam buồn bã kể.

27 tuổi, 9 lần có thai

Đó là một trong rất ít những câu chuyên đau lòng của rất nhiều công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội chia sẻ tại diễn đàn “Quyền chăm sóc Sức khỏe sinh sản, tình dục của thanh niên trong Luật Thanh Niên (sửa đổi): Thanh niên hỏi, nhà quản lý trả lời”, diễn ra sáng 21/12 khiến nhiều người nghe không khỏi giật mình.

Luật thanh niên, luật hoá, diễn đàn, công nhân, sức khoẻ sinh sản

Nhiều thanh niên tham gia diễn đàn “Quyền chăm sóc Sức khỏe sinh sản, tình dục của thanh niên trong Luật Thanh Niên (sửa đổi): Thanh niên hỏi, nhà quản lý trả lời”.

Trong đó có lẽ phải kể đến câu chuyên của em Nguyễn Thị T, một công nhân từng làm cho một công ty sản xuất đồ nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

T chia sẻ: “Em giờ đã có 2 cháu nhưng mới 27 tuổi, em đã phải 9 lần có thai: 2 lần sinh, 4 lần sẩy và thai lưu. 3 lần hút thai. Em sợ lắm rồi”.

Theo như T chia sẻ thì T ở Thanh Hoá và N ở Nam Định yêu nhau được hơn một năm thì T có bầu ngoài ý muốn. Mãi đến khi thai được 10 tuần thì T mới biết. Gia đình N không đồng ý cho N cưới T.

Thế nhưng vì thương em, N đành về quê năn nỉ bố mẹ cho làm thủ tục cưới.

“Gọi là cưới cho oai, chứ bọn em chỉ làm cái lễ nho nhỏ. Xong thủ tục, em theo N về ra mắt gia đình rồi quay lên Hà Nội ở. Giờ thì sau mấy năm, em cũng đã có 2 cháu” – T ngậm ngùi kể.

“Em sợ lắm chị ạ, em sinh ra ở vùng miền núi, kiến thức về giới tính không có. Trong khi đó cả hai bọn em đều là công nhân, hiểu biết thì hạn hẹp và ở nhà máy cũng ít khi được biết về những quyền lợi của mình.

Từ đó khi em lỡ dính bầu, em phải nghỉ làm để sinh con. Tất cả mọi chi phí từ sinh hoạt, ăn uống một mình anh N phải lo liệu”.

Hỏi về việc sao không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn mà lại để xảy ra tình trạng như vậy, T tâm sự:

“ Em thật sự bí về kiến thức. Em dùng thuốc thì bị đau đầu, sút cân; dùng vòng thì không hợp, ngứa, đau phải tháo. Em nói chồng dùng bao thì chồng không chịu, không thích nên bọn em phải dùng biện pháp bên ngoài”.

Làm mẹ công nhân đơn thân bất đắc dĩ

“Tôi và bạn trai yêu nhau và có quan hệ với nhau. Thế nhưng do việc sử dụng các biện pháp tránh thai không thường xuyên và thiếu an toàn nên tôi có thai.

Bạn trai tôi không muốn tôi giữ cái thai lại và khi tôi mang thia được 8 tuần tuổi thì anh ấy đã đi kết hôn với người khác.

Trong thời gian mang thai, gia đình tôi, gia đình bạn trai, vợ bạn trai đã nhiều lần ép tôi phải phá thai, thậm chí họ còn thuê xe taxi tới chỗ ở của em và kéo em đi phá thai nhưng em đã trốn được. Em phải chuyển chỗ ở liên tục để sinh con và nuôi con.

Hiện em đang làm rất nhiều việc ngoài những giờ làm chính trong nhà máy để có thể nuôi sống 2 mẹ con”, M, một nữ công nhân đang làm việc tại một nhà máy ở KCN Nam Thăng Long chia sẻ.

Đó là trường hợp của M, một nữ công nhân đã quyết định giữ cái thai để làm mẹ đơn thân bất đắc dĩ.

Những trường hợp như T, như M không phải hiếm mà hiện nay, có rất nhiều thanh niên nói chung và thanh niên công nhân nói riêng có quan hệ với nhau nhưng điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, khiến họ đang bị đói về kiến thức sức khoẻ sinh sản tình dục.

Đây chính là một trong những lý do khiến tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn hoặc làm mẹ đơn thân ….tăng cao.

Những mong muốn thực sự

“Chúng tôi cần có những dịch vụ thân thiện”, “Chúng tôi muốn bình đẳng để có cơ hội tiếp cận”, “ Muốn được tự bảo vệ mình”, “Chúng tôi mong được tính đến sự khách biêt”, “Chúng tôi mong kiến thức sức khoẻ sinh sản tình dục được đưa vào luật”….là những mong muốn rất đỗi bình thường của rất nhiều nam, nữ công nhân khi đến với diễn đàn trao đổi.

Chị Nguyễn Liên, Một cán bộ công ty nhôm Đô Thành chia sẻ thì:

“Thực ra luật Thanh niên đang rất ít người biết đến thế nên để mọi người nhất là thanh niên công nhân thực sự hiểu được quyền của mình, những gì mình được làm và không nên làm là chưa nhiều.

Việc hiểu về sức khỏe sinh sản và tình dục còn vô cùng hạn chế. Nhất là đối với những nữ công nhân chưa lập gia đình, họ rất ngại tìm hiểu hoặc cho rằng nó chưa sát sao, hoặc họ cảm thấy bị đùa cợt…

Chính vì vậy việc tuyên truyền xuống họ đối với những cấp quản lý tại các nhà máy như chúng tôi là vô cùng khó.

Tôi từng nói đùa với sếp là tại sao khi xuống xưởng này, họ nạo hút thai nhiều thế. Vừa mới hôm qua họ nộp cho tôi cái giấy nghỉ xin đặt vòng thế mà tháng sau lại thấy họ nộp giấy nạo hút thai. Tôi không hiểu họ đặt vòng kiểu như thế nào nữa.

Khi tôi xuống tìm hiểu họ bảo họ không quen nên tháo ra, khi tháo ra họ lại không dùng biện pháp gì cả mà họ chỉ dùng biện pháp tính ngày 10 ngàu đầu, 10 ngày cuối…nên điều này rất khó.

Ngay như cạnh nhà tôi, có một chị đã lấy chồng 5 năm nhưng chưa một lần sử dụng biện pháp tránh thai an toàn mà chỉ cho ra ngoài.

Khi tôi hỏi chị tài thế không bị dính lần nào thì chị trả lời là có nhưng lại đi phá quen rồi nên rất bình thường. Bây giờ có 2 đứa rồi, có đi bỏ, bị vô sinh thì cũng không sợ.

Luật thanh niên, luật hoá, diễn đàn, công nhân, sức khoẻ sinh sản
Những chia sẻ thiết thực của nhiều thanh niên công nhân.

Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ, có nhiều bạn thanh niên công nhân đi khám thai rất bình thường. Bác sĩ thông báo có em bé họ vẫn bình thường và quay sang bảo bạn nam là “bỏ nhé” thì bạn nam đó gật đầu.

Thế nhưng khi bác nói siêu âm vẫn chưa thấy mà có thể chửa ở tử cung, lúc đấy họ mới sợ, mới xanh mắt mèo lên. Đến lúc đấy sự nguy hiểm đe doạ họ mới sợ"

Theo TS Vũ Đăng Minh - Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ thì: Luật thanh niện hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào nhiều người.

Để luật hoá thì trong năm 2013, 2014 chúng tôi đã phối hợp với trung ường đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam để tổ chức rất nhiều diễn đàn để góp ý kiến để xây dựng chính sách cho thanh niên, trong đó có luật sửa đổi cho luật thanh niên.

Thông qua những buổi toạ đàm, diễn đàn, chúng tôi lấy ý kiến của nhiều nhóm thanh niên như: sinh viên, công nhân, nhóm yếu thế, khuyết tật …để tập hợp ý kiến, lắng nghe để sửa luôn vào điều luật.

Hiện nay để tổ chức bộ máy của thanh niên chúng tôi đã hình thành những cấp bậc từ trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Như vậy sẽ có 30 bộ ngành trung ương, 63 tỉnh thành phố , 704 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.324 xã nhưng người ngày sẽ trực tiếp làm công tác tuyên truyền , phổ biến luật thanh niên, nhưng nghị định, văn bản hướng dẫn của chính phủ tới các cấp, các ngành để luật thanh niên thực sự đi vào lòng dân.

Chúng tôi đã có bộ máy, có con người thì chắc chắn việc tổ chức triển khai đưa luật thanh niên sẽ được đưa vào cuộc sống

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại