Vi khuẩn ngộ độc thực phẩm “campylobacter” giết chết trung bình 100 người mỗi năm.
Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm mà bạn nên biết.
Theo một điều tra của Chính phủ Anh, nước Anh ghi nhận hơn một triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm và khoảng 280.000 trường hợp gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là campylobacter và salmonella.
Người bị ngộ độc thực phẩm sẽ phát bệnh vòng từ 1 đến 3 ngày, các triệu chứng bao gồm cảm giác đau, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
Các nguyên nhân phổ biến nhất là đồ ăn không được nấu chín kỹ, không bảo quản lạnh, thực phẩm đã hết hạn, hoặc vật tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm bệnh.
Các loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nhiều nhất là thịt và rau, trong đó ghi nhận 244.000 ca ngộ độc mỗi năm do thịt và rau.
Ngoài ra, sữa chưa qua xử lý hoặc hết hạn, nước, trái cây, các loại hạt là nguyên nhân của 48.000 ca ngộ độc do nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng khởi phát cấp tính khi bị nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm: Tiêu chảy (đôi khi có máu); Buồn nôn và ói mửa; Đau bụng; Chuột rút; Tinh thần không ổn định; Sốt.
Nhiễm Campylobacter có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh nhiễm khuẩn campylobacter có thể gây ra các vấn đề khác như viêm khớp phản ứng hoặc một sốc vấn đề về não và dây thần kinh. Thỉnh thoảng, những vấn đề này xảy ra sau khi tiêu chảy đã ngừng.
Việc điều trị ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Đối với hầu hết mọi người, ngộ độc thực phẩm có thể tự giải quyết nhanh chóng mà không cần điều trị.
Với những người bị tiêu chảy nhẹ kéo dài chưa đầy 24 giờ, cách tốt nhất là uống nhiều dung dịch lỏng giúp cơ thể giữ và bổ sung nước (VD như uống orezon).
Giải pháp này giúp cân bằng nước, muối và đường cần thiết để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước nhẹ. Nếu không có sẵn orezon, bạn có thể trộn 1 thìa cà phê muối, 4 thìa cà phê đường hòa với 1 lít nước.
Tránh uống rượu và caffeine trong khi bạn đang bị bệnh. Những người có triệu chứng nặng hoặc mất nước nặng có thể cần phải được nhập viện để bù nước bằng đường tĩnh mạch (truyền nước).
Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn không cần dùng kháng sinh, nhưng một số loại bệnh nhiễm trùng có thể cần điều trị kháng sinh.
Đối với ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng hệ thống thần kinh, ngoài kháng sinh có thể cần sử dụng bổ sung một số loại thuốc như thuốc giải độc.
Rửa dạ dày cũng là một kỹ thuật được sử dụng trong các bệnh viện để làm sạch đường tiêu hóa, tống chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hay rửa ruột phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ.
Nếu ngộ độc rất nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần hỗ trợ bằng máy thở, thẩm tách thận, và chăm sóc đặc biệt.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên giúp bạn làm giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thức ăn: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã, hoặc chạm vào động vật.
Nếu bạn có một nhiễm trùng da như chốc lở (vi khuẩn Staphylococcus) thì không nên chuẩn bị đồ ăn cho người khác.
Phân loại các loại thực phẩm khác nhau trong quá trình chuẩn bị nấu nướng và lưu trữ.
Sử dụng thớt và dao riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Khi hâm nóng thức ăn, đảm bảo nhiệt độ phải đạt ít nhất là 75 ° C (170 ° F) trong thời gian đủ dài.
Việc đun nấu sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hoặc giết chết tất cả vi khuẩn, nhưng nó giúp ngăn ngừa một số loại phổ biến.
Với những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc hơn, bạn phải xử lý một cách cẩn thận hơn. Ví dụ: các loại củ như cà rốt, củ cải đường thì ít có nguy cơ gây ngộ độc hơn thịt gia cầm, thịt súc vật.
Nếu có thức ăn thừa, phải để đồ ăn vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Đừng rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng – nên rã đông thực phẩm bằng ngăn mát.
Vứt bỏ các loại thực phẩm có thể bị nhiễm độc. Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn mát tối đa là 2 ngày. Nếu dài ngày hơn, bạn nên bảo quản đông lạnh.