Mẹ chết lặng vì con mới sinh đã mắc bệnh giang mai

Tuyết Anh |

Chị X. mắt sưng húp ngồi chết lặng nhìn đứa con trai mới sinh còn đỏ hỏn đang phải chống chọi với căn bệnh giang mai mà chị đã vô tình lây nhiễm sang con khi không hề hay biết gì.

Phòng khám sản phụ khoa K.T mới tiếp nhận một trường hợp thai phụ X. ở Thanh Xuân, Hà Nội mới sinh con trai đầu lòng nhưng đã sớm bị nhiễm bệnh giang mai từ mẹ mà đến cả chị cũng không biết mình đã mắc bệnh.

Gia đình chị không mấy khấm khá, chị bán hàng tạp hóa nhỏ ở chợ, chồng làm công nhân xây dựng đi theo công trình suốt không mấy khi ở nhà. Anh chị lấy nhau gần 1 năm mới có tin vui và sinh con đầu lòng.

Với tính chất công việc luôn phải đi xa, ít khi vợ chồng được gần gũi với nhau nên anh đã nhiều lần đi tìm kiếm “niềm vui” bên ngoài.

Chỉ nghĩ là “bóc bánh trả tiền” để giải quyết nhu cầu sinh lý thôi nào ngờ anh mắc phải căn bệnh giang mai rồi mang luôn cả bệnh về cho vợ và con.

Một thời gian chồng chị X. thấy mình có những nốt đỏ trên da nên đã đi mua thuốc da liễu để uống mãi mới ngưng bệnh.

Anh không biết rằng mình đã bị giang mai và những nốt săng giang mai đó tự mất đi là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới.

Về phần chị X. nhiễm bệnh từ chồng cũng không hề hay biết nên vẫn mang thai và sinh con bình thường. Trong quá trình mang thai công việc bận rộn, kinh tế cũng eo hẹp nên chị X. chủ quan không hay đi khám thai.

Đến khi sinh, thấy cháu bé có những biểu hiện bất thường, trên lòng bàn chân, bàn tay có những bọng nước, loét họng, tiếng khóc khàn không như những đứa trẻ khác.

Bác sĩ Lê Thị Hoa đã trực tiếp chuyển cháu sang chuyên khoa da liễu xét nghiệm và kết quả cháu bé dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Trẻ nhiễm giang mai từ mẹ (Ảnh minh họa)

Trẻ nhiễm giang mai từ mẹ (Ảnh minh họa)

Khi biết được đây là căn bệnh rất nguy hiểm, lây nhiễm qua đường tình dục rồi lây nhiễm từ mẹ sang con chị X. đã rất đau khổ vì đứa con đầu lòng mới sinh ra đã sớm mắc phải căn bệnh “chết người” này.

Mắc giang mai khi mang thai vô cùng nguy hiểm

Giang mai là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh rất khó điều trị, thậm chí có thể đeo bám suốt cuộc đời bạn.

Với phụ nữ mang thai nó còn mang lại những hậu quả khôn lường hơn rất nhiều.

Phụ nữ mắc giang mai trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu sớm phát hiện và điều trị sớm trước tuần thứ 16 của thai kỳ sẽ hạn chế được khả năng lây nhiễm sang thai nhi.

Do đó, chị em trước khi mang thai cần kiểm tra sức khỏe để loại trừ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con để sớm điều trị.

Thế nào là giang mai bẩm sinh?

Giang mai bẩm sinh là trường hợp trẻ nhỏ bị lây nhiễm từ mẹ trong thai kỳ hay khi sinh qua đường âm đạo của người mẹ mắc bệnh giang mai.

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh:

- Trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng dưới 2,5kg.

- Sốt, khó chịu.

­- Không có sống mũi (sụp xương sống mũi).

- Viêm phổi, chảy dịch từ mũi.

- Loét họng, tiếng khóc khàn.

- Có hồng ban và vết sẩn ngoài da.

- 80% trẻ bị viêm xương sụn sau sinh 2-3 tháng. Xuất hiện các chứng viêm: viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu, gan to và xơ hóa, lách to,…

Đến thời kỳ muộn hơn trẻ còn gặp phải rất nhiều dị tật khác trên cơ thể. Hầu hết trẻ mắc giang mai bẩm sinh khó có thể sống sót sau vài năm sau sinh.

Lưu ý khi mang thai mắc giang mai

Những trường hợp giang mai bẩm sinh tiềm tàng chưa biểu hiện ngay khi sinh chỉ được xác định trên xét nghiệm huyết thanh của người mẹ có dương tính với giang mai hay không.

Vì mặc dù được sinh ra từ mẹ đã được điều trị giang mai nhưng trẻ có thể vẫn còn tồn tại một số kháng thể nhiễm từ mẹ.Trường hợp này trẻ vẫn cần theo dõi và điều trị bệnh.

Đối với trường hợp phụ nữ đã mang thai mới mắc bệnh thì cần được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh lây nhiễm cho con.

Khi sinh cần phải sinh mổ để tránh lây nhiễm giang mai cho trẻ khi chui qua âm đạo của người mẹ mắc giang mai.

Hiện tại, chưa có vắc xin phòng tránh giang mai do đó cách tốt nhất để bảo vệ chính mình và gia đình mình không mắc giang mai là:

- Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Không tiếp xúc với người mắc bệnh giang mai, đặc biệt khi có vết thương hở hay vết trầy xước.

- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh giang mai.

- Hạn chế dùng vật dụng sinh hoạt ở nơi công cộng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại