Mắc căn bệnh "tử thần" này, nhiều người bệnh chỉ sống được vài tháng

Thái Phong (Tổng hợp) |

Ung thư phổi là loại ung thư phố biến nhất trên toàn cầu. Nó chiếm 20% số ca ung thư và mỗi năm tăng thêm 0.5%. Do tính chất nguy hiểm, ung thư phổi được coi là căn bệnh tử thần.

Nếu bạn muốn biết ung thư phổi nguy hiểm đến mức nào, hãy đọc những con số sau đây:

Ung thư phổi giết chết khoảng 1,3 triệu người mỗi năm trên thế giới

Chỉ có 15% số người ung thư phổi sống được trên 5 năm sau khi chuẩn đoán bệnh.

80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra bệnh khi tế bào ung thư đã di căn. Cơ hội sống cho bệnh nhân ở thời kỳ cuối này là 5% theo thống kê trước đây.

Nếu chia ung thư phổi theo đặc điểm bệnh thì có thể tiên lượng như sau:

- Loại ung thư phổi tế bào nhỏ có thời gian sống thêm trung bình từ 9 – 1 1 tháng.

- Loại ung thư phổi không phải chủ yếu vào giai đoạn bệnh:

Khoảng 57 – 65% bệnh nhân giai đoạn I sống được trên 5 năm.

Khoảng 38 – 55% bệnh nhân giai đoạn II sống được trên 5 năm.

Giai đoạn III, IV thời gian sống thêm trung bình chỉ đạt được 8 – 11 tháng.

Ở thời kỳ đầu, ung thư phổi có rất ít biểu hiện ra ngoài và rất khó để phát hiện lâm sàng. Vì thế người bệnh thường phát hiện bệnh rất muộn nên hiệu quả điều trị không cao, tỷ lệ tử vong cao.

Do đó, ung thư phổi trước đây được coi là căn bệnh tử thần.

Để chống lại căn bệnh ung thư phổi, cách tốt nhất là loại bỏ những nguyên nhân gây ra nó. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, phát hiện ra những triệu chứng sớm cũng đem lại nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân.

Tuy rằng biểu hiện trong giai đoạn sớm của căn bệnh này không rõ ràng, nhưng cũng có một số triệu chứng đặc trưng mà nếu phát hiện ra, bạn nên đến kiểm tra sớm tại cơ sở y tế để lại trừ nguy cơ mắc bệnh.

Hãi hùng căn bệnh tử thần người mắc có khi chỉ sống được vài tháng

Hình ảnh ung thư phổi giai đoạn cuối (Ảnh minh họa: Internet)

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể giải thích được tại sao người này mắc ung thư phổi mà người khác không bị.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, với một người cụ thể, nếu có những nhân tố sau thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người không tiếp xúc với nhân tố đó.

- Khói thuốc lá:

Khói thuốc lá là nguy cơ quan trọng và chủ yếu nhất dẫn đến ung thư phổi. Khói thuốc lá là nguyên nhân của 80% trường hợp mắc ung thư phổi trên toàn thế giới.

Sở dĩ khói thuốc lá gây ung thư phổi là bởi những hợp chất nguy hại trong thuốc lá có thể phá hủy tế bào phổi. Trong một thời gian dài, những tế bào bị phá hủy này sẽ chuyển thành ung thư.

Những người hút thuốc lá điếu, thuốc tẩu, xì gà có thể gây ung thư phổi cho chính mình và những người xung quanh do hít phải những hợp chất trên.

Càng hút nhiều thuốc và hít phải nhiều khói thuốc lá thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.

- Những nguyên nhân khác:

Những tác nhân khác có thể gây ung thư phổi là chất rađon (khí ga hoạt tính), amiăng, thạch tín, crom, ni-ken và ô nhiễm không khí.

2. Những triệu chứng ung thư phổi:

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi bắt đầu lặng lẽ, thường là không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

Ho không khỏi, ngày càng nặng hơn

Hô hấp có vấn đề, chẳng hạn như thở dốc

Đau ngực kéo dài

Ho ra máu

Khàn giọng

Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, như bị viêm phổi

Luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng trên không nhất thiết phải do ung thư. Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra những triệu chứng này.

Tuy nhiên, đây cũng là những biểu hiện nghiêm trọng của sức khỏe. Khi thấy mình có những biểu hiện trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nếu thực sự bạn đã mắc ung thư phổi, việc tìm ra bệnh và điều trị sớm đem lại rất nhiều cơ hội hồi phục và khỏi bệnh.

3. Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc lá:

Tập thể dục thường xuyên:

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại