Lây bệnh nguy hiểm vì thói quen ăn uống của nhiều người Việt

Lệ Nam |

Nhiều người bị vi khuẩn HP nhưng không biết hơn nữa thói quen gắp thức ăn cho nhau của người Việt càng tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn này.

Lây bệnh từ thói quen ăn uống

Anh Nguyễn Văn Hà đến từ Sóc Sơn, Hà Nội đến khám nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết anh thấy đau bụng nhất khi khi đói. Anh đi kiểm tra bác sĩ cho biết anh bị loét dạ dày.

Sau đó, bác sĩ sinh thiết một phần dịch dạ dày phát hiện một lượng vi khuẩn HP rất lớn.

Anh Hà kể gia đình ai không có ai bị viêm loét dạ dày hay có vi khuẩn HP vì cả nhà thường đi kiểm tra sức khỏe.

Nên khi bác sĩ cho biết anh bị nhiễm HP và vi khuẩn này lây qua đường ăn uống, dùng chung chán đũa thậm chí từ những cái đơn giản là gắp thức ăn cho nhau. Anh Hà mới giật mình vì thói quen gắp thức ăn cho nhau thì ai cũng từng trải qua.

Hơn nữa, trong công việc của anh Hà thường xuyên ăn cơm bên ngoài quán. Có thể lây vi khuẩn này từ thói quen ăn uống, anh rất ân hận.

Anh kể “về nhà tôi sẽ đưa cả gia đình đi kiểm tra dịch dạ dày vì tôi rất lo cho sức khỏe cả nhà. Tôi sẽ bỏ thói quen dùng chung chén đĩa, gắp thức ăn cho nhau”.

Chị Thu Hương trú tại Đại Mỗ, Nam Thăng Long, Hà Nội lo lắng vì mẹ chị bị viêm loát dạ dày do vit khuẩn HP từ nhiều năm nay nhưng bà thường xuyên nhá cơm cho cháu.

Chị Hương ở nhà thì mẹ chị không nhá cơm nhưng buổi trưa chị đi làm là bà nhá cơm. Bà thấy nhá cơm cháu ăn nhanh và ăn nhiều hơn.

Chị Hương phải nhờ bác sĩ tư vấn để mẹ chị bỏ thói quen nhá cơm. Khi đi khám bệnh, mẹ chị được bác sĩ tư vấn rất kỹ cơ chế lây lan của vi khuẩn HP mẹ chị mới thôi không nhá cơm cho cháu.

Cơ chế lây lan nguy hiểm

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh – nguyên là Bác sĩ tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Saint Paul – Hà Nội cho biết việc gắp thức ăn cho nhau là thói quen văn hóa, hiếu khách nhưng lại là nơi lây nhiễm nhiều bệnh như viêm gan A, vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

Thậm chí, cha mẹ nhiễm vi khuẩn này có thể truyền cho con cái qua những nụ hôn.

HP lây truyền qua đường ăn uống. Người lớn không nên mớm cơm, thức ăn cho trẻ nhỏ. Khi trong nhà có người bị nhiễm HP nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.

Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống không đảm bảo có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP rất cao.


Vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP.

Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý vi khuẩn HP có mức lây nhiễm mạnh qua việc sử dụng chung thìa, bát đũa ở hàng quán.

Đa số hàng quán có mức đảm bảo vệ sinh rất thấp, dụng cụ ăn uống, đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn ở nhà nhất là quán ăn bình dân, cơm bụi, hàng vỉa hè bạn nên cẩn trọng vì khuẩn HP tồn tại rất nhiều.

The thống kê của Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai có tới  trên 80% người có nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. 

Vi khuẩn HP viết đầy đủ Helicobacter pylori. Dù vi khuẩn nay không làm chết người nhưng nó lại là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở dạ dày như loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính.

Viêm loét dạ dày có thể chuyển thành ung thư dạ dày căn bệnh đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Từ năm 2005 tổ chức y tế thế giới chính thức xếp HP là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn gây ra một số bệnh khác tại dạ dày như chứng khó tiêu chức năng.

Ngoài ra vi khuẩn HP còn gây bệnh tại ngoài cơ quan tiêu hóa: như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát.

Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch – nguyên trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết vi khuẩn HP chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn.

Đồng thời nó còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tạo một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.

Từ sự hủy hoại này, niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất axit có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Triệu chứng thường thấy là đau thượng vị, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức... Viêm nhiễm lâu ngày gây teo dạ dày, ung thư hóa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại