Hỏng thận như chơi chỉ vì căn bệnh không mấy ai để ý

Thái Phong (T.H) |

Thực tế cho thấy, khoảng 20% các ca suy thận ở trẻ em và người lớn có liên quan đến bệnh lý thận trào ngược.

1. Bệnh thận trào ngược là gì?

Theo nguyên tắc hoạt động của cơ thể, nước tiểu thường chảy từ thận, thông qua 2 ống niệu quản chảy vào bàng quang. Mỗi ống niệu quả có 1 van một chiều, khi nước tiểu đi vào bàng quang, van này ngăn chặn nước tiểu chảy ngược lại vào niệu quản.

Bệnh lý thận trào ngược xảy ra khi van này bị hỏng, nước tiểu chảy ngược lại thận. Nếu như bàng quang bị viêm nhiễm hay nước tiểu có chứa vi khuẩn, thận sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng.

Đồng thời, áo suất trong bàng quang thường cao hơn thận nên sự trào ngược nước tiểu khiến thận phải đối mặt với áp suất cao hơn bình thường. Điều này sẽ có khả năng gây ra sự hư hại thận và sẹo thận.

2. Sự nguy hiểm của bệnh lý thận trào ngược

Phần lớn các trường hợp mắc chứng thận trào ngược đều có thể tự khỏi. Hoặc nếu chỉ một bên thận bị ảnh hưởng, bên thận còn lại có thể tiếp tục hoạt động để thực hiện đầy đủ chức năng của 2 thận.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra hư hại thận vĩnh viễn. Thực tế cho thấy, khoảng 20% các ca suy thận ở trẻ em và người lớn có liên quan đến bệnh lý thận trào ngược.

Trong trường hợp thận trào ngược gây ra các biến chứng thì hậu quả của nó rất nặng nề, bao gồm:

- Hư hại một hoặc cả 2 bên thận. Trường hợp hư hại cả 2 bên thận sẽ dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.

- Cao huyết áp do thận không thực hiện tốt chức năng điều tiết huyết áp.

- Viêm bể thận, sẹo thận...

3. Nguyên nhân của bệnh lý thận trào ngược

Hiện tượng thận trào ngược xảy ra ở những người có 2 ống niệu quản ngắn. Điều này có thể liên quan đến các bệnh lý khác bao gồm bệnh viêm bàng quang, sỏi bàng quang, tắc đầu ra của bàng, rối loạn bàng quang, niệu quản dị dạng.

Ngoài ra, bệnh lý thận trào ngược liên quan đến tiền sử gia đình.

4. Triệu chứng bệnh lý thận trào ngược

Bệnh lý thận trào ngược có các triệu chứng sau:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Đau sườn, đau lưng

- Tần suất đi tiểu tăng, nhất là đi tiểu về đêm.

- Nóng hay buốt khi đi tiểu.

- Cảm giác không đi tiểu hết ở bàng quang.

- Có máu trong nước tiểu.

- Nước tiểu có bọt hay có màu tối.

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại