Sophie Beaumont, một bác sĩ phẫu thuật nha khoa thuộc Bệnh viện nha khoa Hoàng gia Melbourne, Australia cho biết năm ngoái, hơn 1.000 trẻ em ở bang Victoria bị gây mê toàn thân khi thực hiện loại bỏ răng sâu.
Tiến sĩ Beaumont cho biết thậm chí, nhiều phụ huynh còn không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề này cho đến khi bọn trẻ đau trong khi ăn, ngủ và nói.
"Thường thì bọn trẻ được đưa đến khám sau một đêm bố mẹ thức trắng để trông con, vì chúng đau răng đến nỗi không thể ngủ được", cô nói.
Còn tại New Zealand, Viện trưởng Viện nha khoa Nelson Marlborough, tiến sĩ Rob Beaglehole cho biết ông và các đồng nghiệp đã từng nhổ răng sâu cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do đồ ăn, đồ uống ở New Zealand và Australia có hàm lượng đường cao.
Ông chia sẻ: "Việc nhổ răng hỏng của một đứa trẻ vẫn còn mặc bỉm không phải là chuyện hiếm thấy. Năm ngoái đã có 5.000 trẻ em dưới 7tuổi đã được gây mê để nhổ răng hỏng”.
Sâu răng là do vi khuẩn trong miệng sẽ làm xói mòn bề mặt của răng, gây thiệt hại đáng kể cho cấu trúc của răng (trong ảnh là một em bé dưới 10 tuổi).
Các chuyên gia còn cho biết không gây mê cho trẻ khi nhổ răng sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bị nhổ răng nhiều lần khiến bọn trẻ luôn bị ám ảnh bởi các dụng cụ y tế.
Không những thế, nếu không gây mê, các em thường sẽ đá và la hét hoặc thậm chí cắn vào tay của bác sĩ nha khoa. Điều này thật khá nguy hiểm khi bác sĩ đang đặt một cây kim trong miệng của chúng.
Sâu răng là do vi khuẩn trong miệng làm xói mòn bề mặt của răng, gây tổn thương đáng kể tới cấu trúc của răng.
Nếu không thường xuyên chải răng loại bỏ các vi khuẩn hoặc các axit được tạo ra bởi các vi khuẩn, các em có nguy cơ bị sâu răng cao.
Các bậc phụ huynh cần phải đảm bảo con em mình được đánh răng thường xuyên, sử dụng một bàn chải có lông mềm mại và chỉ có một lượng nhỏ kem đánh răng.