1. Lưỡi có bề mặt mịn, nhạt màu
“Bề mặt lưỡi thường có các nhú cảm giác, nhưng nếu lưỡi bạn mịn màng, đó có thể do bạn bị thiếu B12 hoặc thiếu sắt”, bác sĩ Steven Lamm, trợ lý giáo sư lâm sàng tại Trung tâm y tế NYU Langone ở thành phố New York cho biết.
2. Lưỡi đổi màu đen hoặc mọc lông
“Điều này không hẳn có nghĩa là lưỡi của bạn thực sự nảy mầm nang lông, nó có thể là vì chất bài tiết đã tích lũy trên bề mặt lưỡi và chuyển thành màu đen”, bác sĩ Lamm nói.
Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần chú tâm hơn đến vệ sinh răng miệng.
"Sức khỏe răng miệng kém làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đáng chú ý hơn, lưỡi chuyển sang màu đen cũng là dấu hiệu nhiễm trùng nấm, có thể gây ra bởi một căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch chẳng hạn như bệnh tiểu đường”, ông nói thêm.
3. Lưỡi quá lớn so với bình thường
“Nếu lưỡi của bạn cảm thấy như bị sưng hoặc có vẻ lớn hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp.
Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, làm chậm sự trao đổi chất và giảm năng lượng trong cơ thể bạn”, bác sĩ Lamm chia sẻ.
4. Lưỡi bị nứt
“Nếu bạn nhận thấy các biểu hiện ở lưỡi như có vết nứt sâu hay rãnh trên bề mặt hoặc hai bên thì rất có thể bạn đang bị rối loạn tự miễn. Lúc này bạn cần đi khám ngay”, bác sĩ Lamm khuyên.
5. Lưỡi có màu trắng
Cũng theo bác sĩ Lamm: “Lưỡi có lớp phủ màu trắng là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm, cho thấy chất kháng vi khuẩn nấm trong miệng bạn đang gặp vấn đề".
6. Lở loét thường xuyên
Các bác sĩ không chắc chắn lý do khiến lưỡi của bạn bị lỡ loét và đau đớn nhưng lưỡi thường bị lở loét khi bạn bị căng thẳng, ăn thức ăn cay, đang mắc bệnh cúm hoặc hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương.
Nếu không may gặp biểu hiện này ở lưỡi, bạn nên ăn nhạt để không gây kích ứng các vết loét.