Có 9 thói quen xấu sau, bạn sẽ rất ốm yếu

(Soha.vn) - Ăn không đúng giờ, uống nước trong khi ăn, ăn quá nhanh... là những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe.

Thói quen ăn có hại cho sức khỏe:

Ăn không đúng giờ: Cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến cho rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ khiến cho dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại dến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.

Không rửa tay trước khi ăn: Đây là thói quen không tốt của hầu hết người, vì khi rửa tay sẽ giúp chúng ta hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và các vật dụng gia đình. Nếu không, các vi khuẩn này sẽ khiến chúng ta mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng.

Ăn quá nhanh: Ông bà ta xưa thường có câu “ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa cải thiện được “tật xấu” này, đặc biệt là phái mạnh. Ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Ăn nhiều muối: Có thể nói muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, thậm chí có người còn rất thích ăn muối sống. Tuy rất tốt nhưng muối có chứa rất nhiều natri và có thể dẫn đến chứng đầy hơi, giữ nước trong cơ thể, gây sưng phồng quanh mắt.

9 thói quen xấu khiến bạn ốm yếu
 

 Thói quen uống nước hại sức khỏe:

Uống nước khi ăn: Thói quen này có rất nhiều ở những người dân ven biển vì họ thường ăn rất mặn và thích dùng nước khi ăn,nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, uống nước trong khi ăn có thể gây ức chế hệ thống tiêu hóa ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm tăng lượng insulin và tích tụ chất béo…

Uống nước lúc khát: Đây là một trong những thói quen khá nguy hiểm vì khi có cảm giác khát, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ thể mất nước kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim.

Uống nước đã đun sôi nhiều lần: Nếu đun sôi lại nước nhiều lần để pha trà, pha cà phê thì mọi người nên cẩn thận. Vì khi nước đun sôi nhiều lần không những không diệt hết vi khuẩn mà còn làm cho độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, nếu uống vào sẽ có cảm giác tim đập nhanh, khó thở.

Ăn mặn không uống nước lọc ngay: Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.

Không thường xuyên rửa bình lọc nước: Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại