1. Tuyệt vọng vì nhiễm giang mai, nam sinh đòi tự tử
Bác sĩ Trịnh Hồng Quân làm việc tại phòng khám Nam khoa Hoa Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội kể chuyện: Bằng giờ năm trước, anh tiếp một bệnh nhân là nam sinh năm cuối đại học đến khám. Cậu trai trông rất thư sinh, hiền lành và có lối suy nghĩ khá chín chắn.
Cậu muốn khám phụ khoa vì thấy dương vật mình bỗng nhiên xuất hiện những vết lở loét màu hồng, không đau ngứa nhưng đường viền trơn bóng. Chỉ khám qua, bác sĩ Quân đã nghi bệnh nhân mắc bệnh giang mai.
Khi được hỏi căn nguyên mắc bệnh thì bệnh nhân một mực cho rằng mình không thể mắc bệnh xã hội được vì bản thân rất tôn trọng lối sống lành mạnh, rất tôn trọng bạn gái nên không bao giờ có quan hệ ngoài luồng, cũng không quan hệ mại dâm lần nào.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu cho biết, bệnh nhân đã mắc giang mai.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Trong khi truy tìm căn nguyên lây bệnh cho mình, cậu sinh viên đã được bạn gái thú nhận là có mối quan hệ với người khác song song với thời điểm quan hệ với cậu và đã đem bệnh về lây cho người yêu.
Quá sốc vì bị bạn gái phản bội và cho rằng mắc căn bệnh này không chữa được, chàng trai đã suy sụp hoàn toàn. Nhân lúc gia đình không để ý, cậu đã dại dột cắt tay để tự tử. Rất may gia đình đã phát hiện kịp thời.
Sau khi đã ổn định tâm lý cho cậu, gia đình có đưa đến nhờ bác sĩ Quân khám lại và điều trị cho cậu.
Rất may, bác sĩ Quân khẳng định, do có ý thức cao về sức khỏe nên ngay khi có biểu hiện cậu đã đến khám gần như tức thì nên bệnh mới ở giai đoạn đầu (săng giang mai), chưa đi vào máu nên việc điều trị rất thuận lợi và không để lại di chứng gì.
Điều quan trọng là chàng trai nên động viên cả bạn gái đến khám và điều trị. Tương lai sau này do 2 người quyết định nhưng việc chữa bệnh là cấp thiết, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
2. Bệnh giang mai có thể chữa được nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm
Theo bác sĩ Trịnh Hồng Quân, giang mai là căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nê, thường gặp ở cả nam và nữ.
Bệnh được lây nhiễm chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn và rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Bệnh giang mai chia làm 3 giai đoạn với nhiều biểu hiện khác nhau và tỉ lệ chữa trị triệt để ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau:
- Giai đoạn 1 - săng giang mai là khi cơ quan sinh dục xuất hiện những vết trợt, vết lở loét màu hồng, không đau, ngứa. Những nốt này cũng có thể xuất hiện ở ngoài vùng sinh dục.
Sau 2 - 6 tuần dù không được điều trị thì các vết này cũng tự biến mất. Lúc này bệnh chuyển sang giai đoạn 2 xoắn khuẩn giang mai đi vào máu.
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì sẽ rất nhanh khỏi, có thể chữa dứt điểm và không để lại di chứng.
Tuy nhiên, trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ, dùng thuốc đủ liều lượng, không tự ý dùng kháng sinh để tránh tình trạng xoắn khuẩn giang mai kháng thuốc gây khó khăn đến việc điều trị triệt để căn bệnh.
- Nếu bỏ qua giai đoạn 1, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2, 3 với những biến chứng phức tạp và nguy hiểm hơn như xuất hiện gôm củ giang mai, gây viêm nhiễm, thậm chí tử vong.
Mặt khác, khi xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu và phát triển mạnh mẽ thì việc điều trị vô cùng khó khăn.
Do vậy, khi thấy cơ thể có bất kỳ những biểu hiện bất thường nghi ngờ là triệu chứng của giang mai, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.