Cảnh báo dịch hạch nguy hiểm có thể xâm nhập Việt Nam

THU VŨ |

Đó là công bố của Bộ Y tế vào ngày 24/11. Theo công văn, Bộ Y tế khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành giám sát dịch trên động vật hoang dã; tập trung vào chuột, bọ chét tại các vùng trọng điểm, các ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ cao.

Theo Bộ Y tế, trong 12 năm trở lại đây, Việt Nam không có người mắc dịch hạch, nhưng nguy cơ lây lan từ nước ngoài rất lớn. Dịch hạch bùng phát tại Madagascar trong 3 tháng làm 40 người tử vong.

Cụ Y tế Dự phòng yêu cầu các tỉnh phối hợp với lực lượng chức năng tại cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với người, động vật nhập khẩu, đặc biệt với cá phương tiện vận tải xuất phát từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch.

Bộ Y tế khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành giám sát dịch trên động vật hoang dã; tập trung vào chuột, bọ chét. Ảnh minh họa.

Trong đó, Bộ Y tế Madagascar vừa thông báo bùng phát dịch hạch tại quốc đảo thuộc châu Phi. Chỉ trong 3 tháng, quốc đảo này đã ghi nhận 119 ca mắc dịch hạch, với 40 ca tử vong. Trước đó, Mỹ cũng ghi nhận 4 ca mắc dịch hạch tại bang Colorado; Trung Quốc cũng thông báo một trường hợp tử vong tại Cam Túc.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp đồ đạc, dụng cụ trong nhà ở, nhà kho hợp lý, quản lý thực phẩm, nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, khống chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét.

Người dân khi phát hiện thấy có chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất. Nếu có người nhà, hàng xóm biểu hiện bệnh dịch hạch như sốt, nổi hạch... phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Các bệnh viện cần chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc điều trị, hóa chất, phương tiện, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.

Dịch hạch nguy hiểm như thế nào?

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm (còn gọi là cái chết đen), tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.

Bệnh do trực khuẩn Yersinia Pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.

Dịch hạch có 4 thể: Thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi (Pneumonic),thể màng não (Plague Meningitis).

Triệu chứng

Thể hạch biểu hiện bằng việc phát bệnh đột ngột. Bệnh nhân thấy ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.

Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hoá mủ. Ảnh minh họa.

Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hoá mủ. Thể hạch có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.

Thể hạch nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp (sốt cao 40 - 410C), tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3 - 5 ngày.

Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại