Căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong chỉ sau HIV bạn cần biết

Tuyết Anh (T.H) |

Lao phổi là căn bệnh có khả năng lây truyền cực cao do tính chất phát tán vi khuẩn trong không khí và môi trường xung quanh thông qua hệ hô hấp, đờm, hắt hơi,… của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh và lây nhiễm của lao phổi

Lao phổi là căn bệnh dễ lây nhiễm nhất trong tất cả các loại bệnh lao.

Vi khuẩn gây bệnh lao chủ yếu là vi khuẩn lao người (M. tuberculosis hominis); có thể do vi khuẩn lao bò nhưng ít gặp hơn.

Trong môi trường nước vi khuẩn lao có thể sống đến vài tuần, thậm chí là 2-3 tháng khi người bệnh khạc nhổ đờm trên nền đất ẩm và chỗ tối.

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn lao chủ yếu qua hệ hô hấp, khi bạn hít phải không khí ô nhiễm chứa vi khuẩn lao do người bệnh khạc nhổ đờm, hắt hơi, ho,…gây ra.

Mỗi ngày 1 bệnh nhân mắc lao phổi có thể khạc nhổ ra khoảng 1-7 tỷ trực khuẩn lao.

Khi xâm nhập vào cơ thể có tới 85-90% vi khuẩn khu trú và phát triển trong phổi, một số ít có thể gây bệnh cho các cơ quan khác như hạch, thận, ruột, xương khớp, màng não, da,…

Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao

Tỷ lệ tử vong do lao chỉ đứng sau HIV

Có tới 90% trường hợp nhiễm vi khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn không triệu chứng. Chỉ có khoảng 10% những bệnh nhân này sẽ phát triển thành triệu chứng, nếu không được điều trị kịp thời thì có khoảng 50% trong số đó sẽ tử vong.

Lao được xếp vào top 3 căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất thế giới bao gồm: HIV/AIDS giết 3 triệu người, lao giết 2 triệu người và 1 triệu người chết do sốt rét.

Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.

PGS.TS.BS. Quang Văn Trí, Khoa Khám bệnh-BV. ĐHYD TP.HCM

Năm 2007, thế giới có 13,7 triệu ca lao mạn tính hoạt động, 9,3 triệu ca lao mới, và 1,8 triệu người chết vì lao mà nhiều nhất là ở các nước đang phát triển.

Phân bố không đồng nhất: thử lao tố da dương tính ở 80% dân số nhiều nước châu Á và châu Phi, trong khi chỉ dương tính ở 5 - 10% dân số Mỹ. - Theo SKĐS

 

Lao phổi chiếm 80% tổng số bệnh lao.

Ở nước ta, hàng năm, ước tính trên 100.000 dân thì có 85 trường hợp lao phổi được phát hiện qua phương pháp nhuộm soi kính trực tiếp với mẫu đờm.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có tình trạng bệnh lao nặng nề nhất trên thế giới.

Ước tính mỗi năm Việt Nam phát hiện 130.000 trường hợp mắc mới và nhưng trên thực tế mới chỉ phát hiện được 100.000 trường hợp.

Số người chết vì lao khoảng 18.000 người trong đó có khoảng 8.000 người vừa mắc lao vừa nhiễm HIV, số bệnh nhân lao đa kháng thuốc chiếm khoảng 6.000 người.

Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí và lây bệnh

Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí và lây bệnh

Dấu hiệu nhận biết lao phổi

Ho

Đây là triệu chứng chung của tất cả các bệnh về phổi cấp và mạn tính.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần mà không phải do các chứng bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi khi dùng thuốc kháng sinh không có hiệu quả thì có thể bạn đã mắc lao phổi.

Khạc ra đờm

Đây là biểu hiện tăng xuất tiết khi phổi và phế quản bị tổn thương gây kích thích.

Nó cũng có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khạc đờm, tuy nhiên khi triệu chứng này kháng thuốc kháng sinh, khạc đờm kéo dài trên 3 tuần thì bạn nên đi khám lao phổi.

Ho ra máu

Có tới 60% bệnh nhân mắc bệnh lao phổi gặp hiện tượng ho ra máu do tổn thương trong đường hô hấp.

Nguyên nhân có thể là do viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn đông máu,…tuy nhiên đến lao phổi là căn bệnh mà bạn cần phải cảnh giác cao độ nhất khi có sự kết hợp với các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở,…

Đau ngực, khó thở

Khi phổi bị tổn thương gây rối loạn hô hấp, đau ngực khó thở căn nguyên xuất phát từ ho nhiều khiến phế quản bị ức chế, khả năng trao đổi khí khó khăn hơn.

Gầy, sụt cân nhanh

Hiện tượng này cũng gặp ở hầu hết các bệnh nhân mắc lao phổi. Nguyên nhân gầy, sụt cân nhanh không do chứng tiêu chảy, nhiễm các bệnh mạn tính khác, hay mắc HIV/AIDS thì nên nghĩ ngay đến lao phổi.

Sốt

Triệu chứng sốt đa dạng như sốt thất thường, sốt cao, sốt nhẹ, gai lạnh về chiều,…là triệu chứng thường gặp ở người lao phổi.

Sốt kết hợp với các triệu chứng ho, khó thở, sụt cân, khạc đờm,…thì nên nhanh chóng đi khám để xác minh có đúng là lao phổi hay không.

Ra mồ hôi trộm

Là triệu chứng gây nên bởi rối loạn thần kinh thực vật đặc biệt ở trẻ em triệu chứng này rất rõ rệt.

Chán ăn, mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi do bệnh, thần kinh căng thẳng khiến người mắc chứng lao phổi thường xuyên chán ăn, bỏ bữa, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu khá mờ nhạt thường bị nhiều người bỏ qua.

Phim X-Quang của người bệnh lao phổi

Phim X-Quang của người bệnh lao phổi

Phòng tránh bệnh lao phổi

Đối với người bệnh

Để tránh lây nhiễm sang cho người khỏe mạnh người bệnh phải mang khẩu trang y tế. Không được khạc nhổ đờm bừa bãi. Phải khạc nhổ vào các vật dụng như ca, xô chậu để đúng nơi quy định để khử trùng, tiêu hủy.

Khi thực hiện lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm nên lấy đúng nơi quy đinh, nơi thông thoáng, tốt nhất là ở ngoài trời.

Đối với nhân viên y tế

Những nhân viên phục vụ người bệnh lao cần trang bị bảo hộ y tế an toàn. Đặc biệt cần phải mang khẩu trang đúng tiêu chuẩn (N95) khi tiếp xúc với mẫu vật, và trong phòng xét nghiệm nuôi cấy trực khuẩn lao.

Tiếp xúc với người bệnh thông qua vách kính ngăn, tư vấn và khám chữa bệnh ở phía sau người bệnh.

Đối với các cơ sở y tế phục vụ người bệnh lao

Đầu tư trang thiết bị bảo hộ, khám chữa bệnh an toàn cho người bệnh và nhân viên phụ vụ. Phải tuân thủ tốt các quy chế chống lây nhiễm.

Đối với người khỏe mạnh

Bảo hộ, đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại