Trong cuộc sống, có thể có những tình huống rủi ro khiến bạn bị chảy máu, nhẹ thì bị đứt tay chảy máu, nặng thì là tai nạn gây ra các tổn thương lớn, sâu, động chạm đến động mạch, tĩnh mạch khiến lượng máu bị mất rất lớn.
Với những vết thương nhỏ, việc cầm máu khá đơn giản. Nhưng khi xảy ra tổn thương lớn, mất nhiều máu, việc sơ cứu như thế nào nhanh nhất, hiệu quả nhất để giúp người bệnh cầm máu nhanh nhất thì không phải ai cũng có thể làm được.
Trong một số tình huống, cầm máu là một cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống tính mạng nạn nhân, hạn chế những biến chứng và di chứng sau này.
Bởi vậy, dù không mong muốn rơi vào tình huống nguy hiểm, ai cũng nên trang bị kiến thức về cầm máu để có thể xử trí khi điều không may xảy ra cho bản thân hoặc những người xung quanh bạn.
1. Nhận biết vị trí chảy máu
- Chảy máu mao mạch: Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch.
Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch.
- Chảy máu tĩnh mạch: Nếu máu có màu sẫm, chảy từ từ, hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm.
- Chảy máu động mạch: Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi thấy máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm thì chính là chảy máu tĩnh mạch.
Cần tiến hành cầm máu vết thương nhanh nhất và khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
2. Các cách cầm máu vết thương cơ bản:
Đối với các vết thương mao mạch, máu chảy từ từ và sẽ tự động đông máu trong vài phút thì bạn chỉ cần tiến hành những biện pháp cầm máu đơn giản như dùng bông, gạc chặn lại.
Tuy nhiên, với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu bằng dụng cụ y tế chuyên dụng giúp máu ngừng chảy. Các thao tác này cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.
- Gấp chi tối đa:
Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. Chỉ áp dụng ở những vết thương không có gãy xương kèm theo.
- Ấn động mạch:
Dùng ngón tay, có thể bằng một ngón cái, 2 ngón cái, 4 ngón tay khác hoặc cả nắm tayấn vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy ngay tức khắc.
Cách này phải tiến hành rất khẩn trương, không nên cởi quần áo của nạn nhân.
- Dùng băng ép:
Băng các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạch vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều điện thuận lợi cho việc hình thành các cục để cầm máu. Thích hợp với các vết thương không có tổn thương không có thương tổn mạch máu lớn.
Cách làm băng ép.
- Đặt một lớp gạc - bông hút phủ kín vết thương.
- Đặt lớp bông mỡ dày trên lớp bông gạc.
- Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt phương pháp này áp dụng cho mọi loại vết
- Băng chèn:
Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn.
Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròng hoặc số 8.
Hai yêu cầu cơ bản:
- Đặt con chèn đúng đường đi của động mạch.
- Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt.
- Băng đút nút:
Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu.
Cách làm: Dùng kẹp hoặc nỉaấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.
- Băng kẹp để tại chỗ
Dùng kẹp cầm máu kẹp cả cụm các mạch máu và tổ chức xung quanh để kẹp tại chỗ, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông để cầm máu sau đó chuyển người bị thương về cơ sở y tế.
- Garo:
Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.
Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu từ trên xuống và ngược lại. Tuy nhiên, nếu garo không đúng hoặc để lâu quá 60 - 90 phút sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garo.
Vì vậy khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4 - 5 phút nới 1 lần.
Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ. Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.
Trên đây là những cách cầm máu cơ bản. Đối với những vết thương lớn, máu chảy nhiều thì sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để được theo dõi và truyền máu nếu cần thiết.
Với vết thương nhỏ chảy máu ở mao mạch chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và cầm máu cơ bản bằng bông gạc bình thường là đủ.