Bàn chải kẹt trong miệng bé sơ sinh 7 tháng trời không ai biết

Trần Quỳnh (T.H) |

Vừa qua, tại bệnh viện ĐH Vũ Hán đã tiến hành phẫu thuật lấy dị vật cho một bé gái 9 tháng tuổi. Các bác sĩ cho biết, 7 tháng trước, đầu bàn chải đã cắm vào miệng khi bị vấp ngã.

Vừa qua tại bệnh viện Đại học Vũ Hán đã tiến hành ca phẫu thuật lấy dị vật cho một bé gái 9 tháng tuổi. Các bác sĩ cho biết, bảy tháng trước, em bé này đã bị trượt chân ngã trong khi chơi khiến đầu bàn chải cắm vào khoang miệng.

Trao đổi với người nhà của bé Xiao Ling (tên người bệnh đã được thay đổi), bà nội của em cho biết: một ngày vào tháng 9 năm ngoái, do bận giặt giũ, bà đã để Xiao Ling chơi một mình với bàn chải đánh răng.

Bà nghĩ rằng một vhieecs bàn chải nhựa sẽ không gây ra nguy hiểm gì đối với cô bé.

Tuy nhiên một lúc sau đó, bà nghe thấy tiếng Xiao Ling khóc thét. Khi chạy tới, bà thấy chiếc bàn chải chỉ còn cán cầm, còn miệng của cháu mình thì đang chảy máu.

Gia đình cô bé ngay lập tức đưa cô đến bệnh viện địa phương để kiểm tra. Các bác sĩ nói vết thương không nghiêm trọng, và không tìm có dị vật gì trong miệng cô bé.

Sau khoảng hai, ba tháng, má Xiao Ling có dấu hiệu sưng, thậm chí ngay cả khi tiêm thuốc chống viêm, vết sưng vẫn không thuyên giảm.

Cha mẹ Xiao Ling đã đưa cô bé đến bệnh viện Cửu Giang. Kết quả chụp CT khiến các bác sĩ nghi ngờ má trái của cô bé có khối u.

Tới tháng 4 năm nay, mặt Xiao Ling có dấu hiệu mưng mủ. Cha mẹ đưa cô bé đến bệnh viện nha khoa của Đại học Vũ Hán. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ vết sưng ở má trái của cô bé không phải là một khối u, mà là bị nhiễm trùng do dị vật gây ra.

Buổi tối ngày 10/4, sau ba giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra một chiếc đầu bàn chải từ khoang má bên trái của Xiao Ling.

Vì đã nằm trong miệng 7 tháng, bàn chải gắn rất chắc với khoang miệng của cô bé, hơn nữa Xiao Ling còn quá nhỏ, nên phẫu thuật tách dị vật tương đối khó khăn.

Bác sĩ khoa chấn thương hàm mặt và chỉnh hình Yang Rongtao cho biết: vì bàn chải ẩn giữa ba xương một cách rất kín đáo, vết thương lại khép miệng, nên mắt thường không thể nhìn thấy, chụp Xquang cũng không thể phát hiện dị vật nhựa.

Chính vì vậy mà dị vật kia đã có cơ hội qua mắt được các  bác sĩ và nằm trong miệng cô bé những 7 tháng.

“Chấn thương miệng do dị vật gây ra ở trẻ em đa số là bởi những vật như lược, ống hút sữa, kẹo mút,…” Đây là lần đầu tiên các bác sĩ lại tìm thấy trong khoang miệng một chiếc…đầu bàn chải đánh răng.

Bác sĩ Yang Rongtao cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ, đừng bao giờ để trẻ em ngậm vào miệng những vật dễ gây nguy hại như bút, đũa,…

Ngoài ra khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ quan y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại