Bài thuốc gia truyền từ trăm vị lá rừng
Sâu quảng là bệnh hiếm gặp và rất khó chữa, người mắc bệnh này đến lúc phát hiện ra thường phải chấp nhận cưa đi bộ phận cơ thể bị sâu ăn vào da thịt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn không thể chữa dứt điểm được vì sâu đã ăn vào máu nên sau một thời gian thuyên giảm bệnh sẽ phát trở lại. Thế nhưng với bài thuốc gia truyền của mình, bà Trỉ đã chữa khỏi dứt điểm bệnh sâu quảng cho rất nhiều người ở xung quanh xã. Trong đó, không ít các trường hợp bị bệnh viện trả về mà bà vẫn chữa khỏi.
Bệnh nhân đầu tiên của bà là một nam thanh niên ở xóm dưới, người này lúc phát hiện ra bệnh đã rất nặng, bệnh viện yêu cầu cưa chân. Mẹ của cậu đã lên gặp bà và nói: “Cố gắng cứu lấy con tôi với, nếu nó mà phải cưa chân đi thì khổ lắm”. Bà Trỉ cho biết: “Để chữa cho cậu thanh niên ấy, tôi đã lên rừng lấy thuốc ba lần, đắp chưa đầy một tháng là khỏi hoàn toàn rồi”.
Do bệnh ít gặp nên chỉ khi nào có người đến chữa, bà Trỉ mới lên rừng lấy thuốc về, sau đó rửa sạch băm nhỏ, nấu kỹ, thuốc nhừ ra, để cho nguội bớt mới đắp vào vết thương rồi băng lại. Sâu quảng hoạt động nhiều vào ban đêm nên đắp thuốc hiệu quả nhất là trước lúc khi đi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy con sâu hút khô nước lá đã đắp.
Theo kinh nghiệm của bà, bệnh vừa chớm chữa từ một tuần đến 10 ngày là khỏi, nặng hơn khi sâu ăn trơ cả xương ra sẽ mất cả tháng điều trị, đợi thêm đôi tháng nữa da non sẽ lên lại như cũ, trừ trường hợp con sâu ăn cụt ngón tay ngón chân thì phải chấp nhận.
Bài thuốc của bà Trỉ giúp bệnh nhân không phải cắt bỏ đi một phần thân thể mà còn chữa dứt điểm hoàn toàn, người bệnh yên tâm không bị tái phát lại. Trong quá trình điều trị bệnh sâu quảng, thời gian đầu người bệnh phải kiêng chất cay, bia rượu, chất tanh khi thấy bệnh đỡ rồi lại tiếp tục ăn uống như bình thường, đặc biệt phải giữ vệ sinh sạch sẽ chỗ bị bệnh.
Bà lang bốc thuốc bằng tâm
Bà Trỉ kể: Năm 30 tuổi, sau khi đi công nhân xây dựng về, bà mới bắt đầu học thuốc từ mẹ ruột của mình và mất hai năm bà mới nhớ được mặt lá thuốc. Bà cười hiền lành nhớ lại: “Chữa sâu quảng cần nhiều loại lá thuốc lắm, lên đến cả trăm thứ, nhưng mỗi loại chỉ cần vài lá thôi, mà ngày đó tôi còn bận con nhỏ nên không tập trung học được.
Vì thế, một số loại lá, tôi chỉ biết công dụng mà không biết tên là gì, Nhưng yên tâm, thuốc của tôi không sợ bị ngộ độc đâu”. Biết nghề từ cách đây 34 năm, nhưng bà Trỉ mới trực tiếp bốc thuốc hơn 10 năm trở lại đây, khi mẹ bà sức khỏe yếu không thể lên rừng cắt thuốc được nữa.
Ngay từ lúc bắt đầu cứu người, bà Trỉ đã học theo tấm gương của mẹ mình đó là giúp đỡ mọi người bằng tất cả cái tâm. Bản thân gia đình bà cũng gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một mình bà vất vả nuôi 4 đứa con nhỏ, chồng thì sớm qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày. Nhà quá nghèo cơm không có để ăn, bà thường được mọi người giúp đỡ, nên bây giờ khi có người cần đến, bà luôn sẵn lòng giúp không lấy công xá mà chỉ chú tâm vào người bệnh.
Hiện bà Trỉ là một thành viên tích cực trong Hội người cao tuổi xã Đú Sáng, bà còn giữ chức phó chủ nhiệm CLB Vườn thuốc nam của thôn Sáng Ngoài. Ngoài thời gian giúp đỡ cậu con trai út mở quán ăn thì những ngày rảnh trong tuần bà cùng những thành viên khác trong CLB lên vườn thuốc nam chăm sóc hơn 200 cây thuốc quý.
Bệnh sâu quảng thường gặp ở những người làm việc nơi ẩm ướt, dễ bị nhiễm “thấp khí”, lại thường bị các thứ côn trùng, như đỉa, vắt, ruồi muỗi độc cắn; nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh, vết thương bị lở loét lâu ngày thành ra sâu quảng. Vết sâu quảng có đặc điểm: Ở giữa lõm xuống có mủ máu hôi thối, chung quanh bờ cao lên, đau nhức dữ dội, rất khó chữa. Bệnh lở loét ở chân, ăn sâu vào thịt.
Sâu quảng hoạt động nhiều vào ban đêm nên đắp thuốc hiệu quả nhất là trước lúc khi đi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy con sâu hút khô nước lá đã đắp.
Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với bà lang Bùi Thị Trỉ qua số điện thoại: 0163.363.9972