1. Cây thìa canh
Có tên là Gymnema Selvestre, có nhiều ở khu vực châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ trong tiếng Hindi, Gymnema Selvestre có nghĩa là hạ đường huyết hay giảm đường huyết. Ở Việt Nam gọi là cây thìa canh, thuộc họ thiên lý, hợp chất chính của cây này có tác dụng làm giảm đường là gymnemic acid, conduritol.
Ngoài ra nó còn có khả năng phát hiện vị ngọt thông qua cơ chế kích thích các hoạt động của enzyme, giúp tế bào sử dụng glucose hoặc kích thích cơ thể sản xuất insulin. Mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ song những người Ấn Độ thường dùng nó để trị bệnh đái đường mà không để lại các phản ứng phụ, liều dùng 200-250mg/ngày chia hai lần.
2. Mướp đắng
Mướp đắng (Bitter Melon) hay có tên khác là khổ qua là loại quả thường dùng làm thực phẩm nhưng kiêm cả chức năng thuốc chữa bệnh tiểu đường. Mướp đắng có tác dụng giúp tế bào sử dụng glucose hiệu quả và phong bế việc hấp thụ đường trong ruột.
Tại Philipin người ta đã nghiên cứu và cho bệnh nhân dùng con nhộng sản xuất từ mướp đắng trong vòng 3 tháng, lượng đường trong máu giảm mạnh, thấp hơn so với những người dùng giả dược. Liều dùng 5-10mg (khoảng 3 muỗng canh) nước ép của mướp đắng/ngày.
3. Xương rồng gai
Xương rồng gai (Prickly pear Cactus) được xem là nguồn dược thảo rất có tác dụng trong việc giảm đường huyết, đặc biệt là quả chín của loại cây này. Nó có ở nhiều nơi, kể cả trong các siêu thị, có thể ăn hoặc ép lấy nước.
Qua nghiên cứu cho thấy, loại quả này có chứa các thành phần dưỡng chất có tác dụng giống như insulin. Ngoài ra nó còn giàu chất xơ nên có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày có thể ăn nửa bát dưới dạng chế biến như thực phẩm, hoặc chế biến theo hướng dẫn kèm theo.
4. Cỏ cari
Cỏ cari (Fenugreek) là loại cỏ họ đậu có hạt thơm dùng để chế cari mà người Ấn Độ thường sử dụng. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết, tăng độ nhậy insulin, giảm mỡ máu. Ngoài ra do có hàm lượng chất xơ cao, hạt chứa nhiều axít amino nên có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết insulin.
Một nghiên cứu chuyên sâu ở cỏ cari do các nhà khoa học Ấn Độ thực hiện ở 60 người dùng 25 gam/ngày cho thấy lượng đường trong máu ổn định cả ngay sau khi đã ăn cơm xong. Liều dùng 5-30g cho mỗi bữa ăn hoặc 15-90 gam trong một bữa/ngày.
5. Nhân sâm
Tác dụng của nhân sâm là giảm đường huyết có thể dùng 1-3 gam/ngày dưới dạng viên nang hay viên thuốc bình thường, hoặc dùng 3-5ml dưới dạng dịch, chia 3 lần/ngày. Nhân sâm được xem là dược thảo quý trong y học cổ truyền của người Trung Quốc, nó không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật.
Riêng ở nhóm tiểu đường nhân sâm có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ carbohydrate tăng cường khả năng sử dụng glucose của các tế bào, tăng tiết insulin của tuyến tuỵ và giảm đường huyết. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Đại học Toronto Canada thực hiện cho thấy, những người dùng viên nang nhân sâm giảm được 15-20% lượng đường huyết so với nhóm dùng giả dược.