Dầu ăn và các chất béo nói chung là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp dầu ăn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K.
Ngoài ra, dầu ăn còn là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản.
Tuy nhiên, việc sử dụng dầu ăn như thế nào cho an toàn và việc tìm hiểu sử dụng đúng cách không mấy khó, nhưng không phải ai cũng dễ dàng gạt bỏ thói quen.
Dưới đây là những điều cần tránh khi sử dụng dầu ăn được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo:
Loại bỏ tâm lý “né” dầu ăn vì sợ chất béo
Dầu ăn là một loại chất béo có lợi cho cơ thể.
Theo các chuyên gia, việc hạn chế hoàn toàn dầu ăn nói riêng hay chất béo nói chung không hẳn đã tốt, mà hãy cân đối số lượng và chất lượng chất béo trong bữa ăn hằng ngày để đảm bảo lợi ích cho cơ thể.
Vì vậy, người nội trợ nên hiểu đúng để lựa chọn và tận dụng những đặc điểm có lợi mà dầu ăn mang lại.
Không dùng dầu ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi và ung thư bàng quang...
Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.
Nếu bạn có thói quen xào nấu thực phẩm khi thấy dầu sôi, bốc khói thì nên đổi cách làm đúng là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu.
Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần
Bạn có biết khi dầu ăn đã qua chế biến 1 lần, đặc biệt dưới lượng lửa lớn thì các chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin A, E,…đã bị phá hủy khi bạn tái sử dụng 1 lần nữa sẽ biến chúng thành chất độc như aldehyde, fatty acid oxide gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao…
Nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn theo thói quen này có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì khi đó các chất đã chuyển thành độc tố sẽ kích thích làm tăng chất số lượng tế bào ác tính, hình thành khối u gây ung thư.
Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại cũng dễ bị oxy hóa dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn.
Không gây hại khi dầu ăn bị đông đặc
Theo các chuyên gia, mỗi loại dầu ăn có một khả năng chịu đựng nhiệt độ lạnh khác nhau, hay “điểm đông” khác nhau.
Dầu ăn bị đông khi nhiệt độ xuống thấp là một hiện tượng vật lý bình thường, có cơ chế tương tự như hiện tượng nước đông thành nước đá, không có biến đổi hóa học nào ảnh hưởng đến chất lượng của dầu nên không gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
Vì vậy, không thể lấy độ đông của dầu ăn để đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Để tránh hiện tượng dầu đông, nên bảo quản dầu ăn ở nhiệt độ 25 độ C. Khi dầu bị đông, chỉ cần ngâm chai dầu vào nước ấm, dầu sẽ quay lại trạng thái lỏng và có thể sử dụng như bình thường.
Không dùng dầu ướp thực phẩm để chiên rán
Thông thường, dầu ăn được dùng dưới 2 hình thức hoặc là xào và ướp thực phẩm hoặc dùng để chiên rán. Loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.
Còn nhưng loại như dầu vừng, dầu oliu, dầu gấc, đậu nành,… chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi vì có thể hấp thụ nhanh và làm tăng việc hấp thụ cho các chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K của thực phẩm vào cơ thể.
Cách dùng dầu ăn đúng cách để không bị ung thư
Chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những lời khuyên khi sử dụng dầu ăn trong chế biến món ăn như sau:
- Cần bảo quản dầu ở nơi thoáng mát, xa nguồn nhiệt và ánh sáng, tốt nhất ở nhiệt độ 25 độ C. Dụng cụ chứa dầu ăn nên để trong lọ thủy tinh, lọ sành, khô ráo, sạch có nắp đậy kín (không nên bảo quan dầu trong lọ kim loại vì dầu sẽ chóng hư hỏng).
– Không nên chiên dầu ăn ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến các chất trong dầu bị biến chất trở thành độc tố. Nên để nhỏ lửa khi chiên để thực phẩm chín sâu và không bị cháy.
– Không sử dụng dầu ăn chiên rán, nấu lại nhiều lần. Bạn chỉ nên dùng dầu ăn trong một lần, cần căn đủ lượng dầu cần dùng vừa đủ với nguyên liệu cho mỗi lần sử dụng để không bị thừa và không nên chắc lọc lại dầu thừa để chế biến lần sau.
– Không để lửa quá to khiến xoong, nồi, chảo bị cháy khét kết hợp với dầu ăn sẽ sản sinh ra chất độc.
– Chọn dầu ăn có thương hiệu và phân phối bởi các địa chỉ có uy tín để tránh mua phải đồ kém chất lượng.