1. Thành phần dinh dưỡng:
Nấm hương (Lentinus edodes (Burki.) Sing.) thuộc họ nấm tán (Agaricaceae), tên khác là hương đàm, hương cô, người Tày gọi là bioóc hom.
Trong 100g nấm hương khô có 36g protid, 23,5g glucid, 4g lipid, các polysaccharid lentinan, lentysin, các acid amin cần thiết là cystin, histidin, arginin, alanin, tryptophan, lencin, valin, phenylalanin, acid glutamic.
Ngoài ra, trong nấm hương còn rất giàu các nguyên tố vi lượng Ca, P, sắt; các vitamin A, B1, B2, C, acid nicotinic; đặc biệt là chất tạo mùi thơm đặc trưng của nấm là matsutakeol.
Trong y học cổ truyền, nấm hương có vị ngọt, mùi thơm, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại, tổn thương huyết quản, chảy máu chân răng. Liều dùng hàng ngày là 6 - 8g dưới dạng thuốc sắc.
2. Tác dụng của nấm hương:
Bài thuốc giải độc gan:
Chọn 5 cái nấm hương cỡ trung bình, cánh dày, chưa nở hết ô dù. Ngâm nấm trong vòng 1h, bỏ cuống.
Dùng 1 lít nước, thêm chút da gà rồi đun lửa vừa phải. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa trong 40 phút, không để trào ra ngoài. Có thể thêm 2 miếng thịt gà hoặc vài chiếc chân gà chặt khúc để canh thêm ngon và bổ dưỡng.
Cho 1 thìa to rượu ngon (để lâu năm càng tốt), đun tiếp 2 - 3 phút khi thấy có mùi thơm thì tắt lửa.
Đối với những người nghiện bia rượu hay thuốc lá, ăn canh nấm hương có tác dụng giải độc cực mạnh. Với những người này, mỗi tuần nên ăn 1 lần với liều lượng 6 - 16g nấm hương khô hoặc 90g nấm hương tươi mỗi lần ăn.
- Giải độc gan: Nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan.
Chính vì thế, loại nấm này có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
- Chống ung thư: Các nhà khoa học đã tìm thấy trong nấn hương chất lentinan - một loại chất chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thu dạ dày cho hiệu quả cao mà không có tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả đối với ung thư dạ dày - ruột giai đoạn 3 cũng cho kết quả rất khả quan khi điều trị bằng chất chống ung thư được chiết xuất từ nấm.
- Kháng khuẩn, kháng virus: Lenti-nan có trong nấm hương còn có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và các loại nấm bệnh, ký sinh trùng.
Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson, Schistosoma man - soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.
- Giảm cholesterol: Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh.
Chính vì vậy, nấm hương có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
Đây là những tế bào đóng vai trò chính trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, vì thế, ăn nấm hương có thể tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe.