Rễ cau treo an toàn hơn… Viagra
Em về, anh gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Cây cau tự bao đời đã gắn liền với những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, từ giao tiếp (miếng trầu là đầu câu chuyện), cưới hỏi (buồng cau và cơi trầu dạm vợ), đến bày tỏ sự tôn kính với bề trên hay thờ cúng tổ tiên...Người Việt ta xưa nay vẫn luôn trọng truyền thống. Dù mâm cao cỗ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng tuyệt đối phải có trầu cau trong tất thảy các bữa tiệc cưới xin, ma chay, lễ hội...
Những hàng cau xanh mướt luôn là hình ảnh quen thuộc với làng quê xứ Việt. Hầu hết các gia đình nông thôn đều trồng một vài hàng cau ở trước hoặc sau nhà vừa để lấy quả, vừa tô điểm cho cảnh yên bình nơi miền quê. Theo kinh nghiệm y học dân gian, cau còn được xem là vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh trong đời sống, thậm chí là Viagra tự nhiên an toàn và hiệu quả tức thì.
Rễ cau treo, hay còn gọi rễ cau nổi, tức phần rễ cau con lơ lửng trên mặt đất là một vị thuốc có tác dụng bổ dương rất tốt.
Theo bác sĩ Trần Danh Tài, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Lâm Đồng, các đấng mày râu có thể sử dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên này để giúp hâm nóng chuyện phòng the. Chỉ cần dùng dao lấy phần rễ cau còn lơ lửng trên mặt đất, mỗi đoạn dài từ 1,5 - 2 cm, chẻ nhỏ, sao vàng, hạ thổ.
Khi có nhu cầu, lấy 50 gr sắc với 200 ml còn 50 ml, uống một lần trước mỗi cuộc ân ái chừng 30 phút sẽ thấy hiệu quả. Nếu lấy rễ vào lúc trời sắp mưa, tức khi đầu mút rễ có màu trắng, tác dụng sẽ cao hơn.
Sầu riêng - "thần dược" tiêu tan nỗi sầu chăn gối
Sầu riêng. Ai khéo đặt tên?
Ai sầu không biết, riêng em không sầu...
Những ai một lần đặt chân tới miệt vườn phía Nam đều bị say lòng bởi mùi hương đặc biệt của thứ quả được mệnh danh là ông vua của các loại trái cây này. Nghe tên thật buồn, và câu chuyện gắn liền với sự tích của trái sầu riêng cũng đượm nỗi chia ly. Nhưng trong y học, loại trái có phần vỏ xù xì thô ráp toàn gai này lại có thể làm tiêu tan nỗi "sầu chung" của nam nữ trong chuyện gối chăn.
Trái sầu riêng tuy có mùi khó chịu (ở lớp vỏ bên ngoài) nhưng là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Có khả năng chống lão hóa rất tốt, làm đẹp làn da và tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, loại trái này có công dụng tuyệt vời trong chữa trị chứng liệt dương, yếu sinh lý ở cả nam và nữ giới.
Thay vì uống viagra mỗi khi "xung trận", chúng ta hãy ăn vài múi sầu riêng vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng không hề thua kém này. Muốn ngon hơn ta có thể xay nhuyễn múi sầu riêng ra rồi đánh thành kem (tương tự làm nước xoài) uống hàng ngày sẽ có tác dụng rõ rệt. Nhưng các quý ông nên lưu ý, tuyệt đối không được uống rượu, bia sau khi đã ăn sầu riêng vì có thể gây tử vong.
Củ mài - loại thuốc quý chữa di tinh
Nếu một lần ghé chùa Hương, hẳn du khách sẽ không quên củ mài - thứ đặc sản độc đáo nơi đây. Củ mài là món ăn dân gian rất dễ chế biến, có thể đồ chín ăn thay cơm, nấu canh hay nấu chè… Củ mài thuộc họ dây leo, anh em với họ nhà cây từ, lá gần giống lá củ từ, thường có vào mùa hè và lụi vào mùa thu.
Củ mài to cỡ củ sắn nhưng cắm sâu hàng mét, mỗi dây thường chỉ cho một củ. Đào càng sâu đoạn củ dưới đất càng bở, nạc và ngon hơn đoạn trên gần cuống dây. Chỉ cần đào được một củ to bằng bụng tay dài khoảng 1m là đã được một nồi chè cho đủ cả nhà mười người ăn thoải mái.
Còn gọi là Hoài sơn, củ mài có tên khoa học là Dioscorea persimilis. Không chỉ được biết đến là món ăn dân giã, đậm chất Việt, củ mài còn được sử dụng trong y học để trị bệnh.
Người ta đã tách được hoạt chất có trong củ mài là Dehydroepiandrosteron (DHEA), cũng là chất có trong thượng thận người và động vật. DHEA là chất có hoạt tính cường dương mạnh. Nếu uống DHEA hàng ngày sẽ làm tăng hàm lượng DHEA này trong huyết tương, nâng cao khả năng hoạt động tình dục. Theo tài liệu cổ hoài sơn vị ngọt, tính bình. Chữa di tinh, tiểu tiện nhiều lần,…
“Viagra” từ rau hẹ
Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc quý chữa bệnh. Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Sách Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.
Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Với 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần, các quý ông có thể chữa được chứng di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương…
Những món ăn dân giã thường thấy trong các bữa cơm của người Việt như: cháo hẹ, rau hẹ xào lươn, rau hẹ xào tôm nõn, hẹ xào…đều có tác dụng chữa đau lưng, gối; tiểu tiện nhiều, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.